Bất động sản

Phường sở hữu cảng biển sâu nhất Việt Nam, lớp top 7 thế giới đặt mục tiêu lớn

Quang Anh 26/07/2025 23:30

Phường này đặt mục tiêu trở thành đô thị thông minh, logistics hiện đại.

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, TP. HCM hiện có 168 xã, phường trực thuộc. Trong đó, phường Tân Phước – trước đây thuộc TP. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – là một trong những đơn vị hành chính mới có vai trò chiến lược đặc biệt. Với diện tích hơn 8.500ha, dân số gần 31.000 người, Tân Phước không chỉ giữ vị trí địa lý trọng yếu trên trục Quốc lộ 51 – tuyến huyết mạch kết nối TP. HCM với Đồng Nai và khu vực Đông Nam Bộ – mà còn nằm ở trung tâm của tam giác phát triển công nghiệp – cảng biển – logistics phía Nam.

Vị trí chiến lược trong vùng kinh tế biển và logistics quốc gia

Phường Tân Phước giáp sông Thị Vải – nơi tập trung cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, được mệnh danh là cụm cảng hiện đại và có độ sâu lớn nhất Việt Nam. Theo Cảng vụ Hàng hải TP. HCM, trong tháng 6/2024, Cái Mép – Thị Vải được Ngân hàng Thế giới và S&P Global xếp hạng thứ 7 thế giới về chỉ số năng lực hoạt động cảng container (CPPI), vượt nhiều cảng lớn như Singapore, Hồng Kông hay Yokohama (Nhật Bản). Đây là một trong số ít cảng trên toàn cầu có thể tiếp nhận tàu container siêu trọng với tải trọng lên đến hơn 230.000 tấn.

Phường sở hữu cảng biển sâu nhất Việt Nam, lớp top 7 thế giới đặt mục tiêu lớn- Ảnh 1.
Cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải. Ảnh: Internet

Không chỉ là cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa, cụm cảng này còn là động lực then chốt để Tân Phước phát triển mạnh ngành logistics và dịch vụ hậu cần cảng biển. Kết nối với cảng là các trục giao thông quan trọng như cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường 991B và cầu Phước An – các tuyến chiến lược thúc đẩy liên vùng và nâng cao năng lực vận chuyển.

Ngoài thế mạnh cảng biển, Tân Phước còn là nơi đặt Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 – một mô hình khu công nghiệp hiện đại, thân thiện môi trường, do Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ làm chủ đầu tư. Với hạ tầng đồng bộ, khu công nghiệp này được định hướng phát triển theo chuẩn quốc tế, đặc biệt nổi bật với hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn cột A, công suất 9.000m3/ngày – đêm.

Phú Mỹ 3 hiện là điểm đến được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) lựa chọn để triển khai thí điểm mô hình khu công nghiệp sinh thái, áp dụng công nghệ số trong quản lý và vận hành. Từ nền tảng đó, khu công nghiệp này đang trở thành biểu tượng cho định hướng phát triển bền vững, thu hút đầu tư có chọn lọc vào TP. HCM giai đoạn mới.

> > Xã rộng thứ 3 TP. HCM: Sở hữu hồ nhân tạo lớn gấp 2.000 lần hồ Gươm, tương lai sẽ có sân bay quy mô 500ha

Mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, logistics hiện đại

Theo thông tin báo Thanh Niên, ông Huỳnh Trung Sơn – Chủ tịch UBND phường Tân Phước chia sẻ, trong định hướng phát triển TP. HCM giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến 2045, Tân Phước được xác định là khu vực trung tâm trong vùng kinh tế biển – lọc hóa dầu – trung chuyển quốc tế. Phường này đóng vai trò hạt nhân trong việc hình thành mô hình khu kinh tế tự do, kết nối trực tiếp với Cần Giờ – trung tâm kinh tế biển mới nổi của thành phố.

Phường sở hữu cảng biển sâu nhất Việt Nam, lớp top 7 thế giới đặt mục tiêu lớn- Ảnh 2.
Ảnh minh họa

Trong chiến lược dài hạn, Tân Phước hướng đến mục tiêu trở thành đô thị thông minh, trung tâm logistics hiện đại, hỗ trợ vận hành khu thương mại tự do Cái Mép Hạ, thúc đẩy chuỗi giá trị “cảng biển – logistics – công nghiệp – dịch vụ đô thị – cảng hàng không quốc tế”. Cấu trúc kinh tế này sẽ gắn kết chặt chẽ với Trung tâm Tài chính quốc tế TP. HCM, tạo thành động lực tăng trưởng liên vùng.

Để đạt được mục tiêu đó, phường xác định những nhiệm vụ trọng tâm gồm: tái cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, phát triển công nghiệp xanh – phát thải thấp – nội địa hóa cao, chuyển đổi số toàn diện, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quy hoạch, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Định hướng phát triển Tân Phước hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Đồng thời, cũng cụ thể hóa Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng bền vững, xanh hóa và gắn với cách mạng công nghiệp 4.0.

Từ một địa phương ven đô thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, Tân Phước đang từng bước vươn mình thành trung tâm công nghiệp – cảng biển – dịch vụ mới phía Nam TP. HCM, đóng góp quan trọng vào chiến lược phát triển vùng và quốc gia. Với định hướng bài bản, tầm nhìn dài hạn và hạ tầng ngày càng hoàn thiện, Tân Phước được kỳ vọng trở thành mắt xích không thể thiếu trong mạng lưới đô thị – công nghiệp hiện đại của cả nước.

> > Xã đảo ở TP. HCM không sáp nhập cũng không đổi tên, có 'Tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt'

Phường sở hữu 3 tuyến đường đắt đỏ nhất TP. HCM: ‘Tam giác vàng’ bất động sản thành phố, giá trung bình hơn 1 tỷ/m2

5 phường chật chội nhất Sài Gòn: Nhà cửa san sát, hạ tầng oằn mình gánh dân số khủng

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/phuong-so-huu-cang-bien-sau-nhat-viet-nam-lop-top-7-the-gioi-dat-muc-tieu-lon-202250726114256658.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Phường sở hữu cảng biển sâu nhất Việt Nam, lớp top 7 thế giới đặt mục tiêu lớn
    POWERED BY ONECMS & INTECH