Profile 4 cựu Tổng giám đốc ngân hàng SCB bị truy tố trong vụ Vạn Thịnh Phát

01-12-2023 22:27|Hồ Nga

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, 45 cán bộ nhân viên ngân hàng SCB bị truy tố, trong đó có 4 Tổng Giám đốc/quyền Tổng giám đốc.

Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các công ty liên quan, có 86 người bị truy tố với các tội danh khác nhau.

Liên quan đến ngân hàng SCB có đến 45 cựu lãnh đạo, nhân viên bị truy tố, trong đó có 4 Tổng Giám đốc gồm Võ Tấn Hoàng Văn, Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng giám đốc), Lê Khánh Hiền và Hoàng Minh Hoàn (quyền Tổng Giám đốc).

Chân dung 4 cựu Tổng giám đốc ngân hàng SCB bị truy tố trong vụ Vạn Thịnh Phát

>>Vì sao 2 cựu lãnh đạo người nước ngoài của SCB bị truy nã nhưng không có tên trong 86 người bịtruy tố?

Lê Khánh Hiền làm việc tại SCB trước và sau sáp nhập, từ tháng 1/2010 đến 15/10/2013. Trong thời gian hơn 3 năm làm việc, Hiền đã ký phê duyệt cho 72 khách hàng vay, có dư nợ đến 17/12/2022 là 52.134 tỷ đồng (trong đó có 20.804 tỷ đồng nợ gốc và 31 329 tỷ đồng nợ lãi).

Hành vi Lê Khánh Hiền đã liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền 3.877 tỷ đồng với vai trò đồng phạm giúp sức Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi phạm tội.

Võ Tấn Hoàng Văn là Tổng giám đốc ngân hàng SCB lâu nhất, từ 9/12/2013 đến tháng 28/7/2020. Trước đó ông Võ Tấn Hoàng Văn đã từng là Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH E&Y Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban chiến lược và phát triển ngân hàng SCB (trong tháng 7/2023); Phó Tổng giám đốc ngân hàng SCB (từ 1/8/2013 đến 14/10/2013); quyền Tông Giám đốc SCB từ 14/10/2023 đến 9/12/20213).

Khi Lê Khánh Hiền nghỉ, Trương Mỹ Lan đưa Võ Tấn Hoàng Văn lên làm Tổng Giám đốc (tháng 12/2013).

Theo lời khai mỗi lần cần tiền, Trương Mỹ Lan sẽ gọi trao đổi với Văn, sau đó Văn sẽ cùng lãnh đạo, nhân viên thực hiện các bộ hồ sơ để giải ngân. Văn cũng là người chứng kiến việc Trương Mỹ lan đưa nhiều người lên làm lãnh đạo SCB để chỉ đạo vay vốn.

Võ Tấn Hoàng Văn cũng là người cùng với Đinh Văn Thành lập nên các đơn vị vay mới tại hội sở theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

>>Bất ngờ với thủ đoạn mới tinh vi, giúp Trương Mỹ Lan dễ dàng “qua mắt” sự kiểm soát của NHNN

Kết quả điều tra, từ 18/11/2013 đến 25/7/2020 Văn đã ký đồng ý cho 402 khách hàng là các cá nhân/pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay 638 khoản, có dư nợ đến 17/12/2022 là hơn 405.110 tỷ đồng (trong đó dư nợ gốc 271.308 tỷ đồng và nợ lãi 133.801 tỷ đồng).

Võ Tấn Hoàng Văn liên đới gây thiệt hại 60.502 tỷ đồng cho SCB (được tính bằng dư nợ trừ đi giá trị tài sản đảm bảo do công ty Thẩm định giá Hoàng Quân thực hiện).

Võ Tấn Hoàng Văn đã phạm vào tội “tham ô tài sản”, liên đới chiếm đoạt 192.434 tỷ đồng; gây thiệt hại cho SCB số tiền nợ lãi 101.247 tỷ đồng.

Trương Khánh Hoàng là quyền Tổng Giám đốc ngân hàng SCB từ 15/5/2021 đến 11/8/2022. Trước đó Trương Khánh Hoàng từng là chuyên viên tín dụng ngân hàng SinoPac; Giám sát (phụ trách thị trường vốn của Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Novaland - NVL) từ 1/7/2014 đến 1/10/2017; Giám đốc phụ trách tài chính dự án cấp cao của Bất động sản Alpha King; Phó giám đốc phụ trách khối tái thẩm định ngân hàng SCB.

Hoàng khai nhận biết Trương Mỹ Lan sở hữu cổ phần chi phối tại SCB thông qua những người khác, có thực quyền quyết định mọi hoạt động chính của ngân hàng; khoảng 90% khoản cho vay của SCB là của các cá nhân/pháp nhân thuộc nhóm VTP.

Với các khoản vay này việc giải ngân thực hiện để có thể rút tiền từ SCB một cách nhanh nhất, sau đó các đơn vị liên quan mới phối hợp hoàn thiện hồ sơ. Các tài sản đảm bảo được SCB thuê các công ty thẩm định giá ban hành chứng thư nâng khống giá trị nhằm rút tiền, có nhiều khoản thế chấp tài sản sau khi rút tiền 60-90 ngày mới hoàn thiện đưa vào hồ sơ vay.

>>Vụ Vạn Thịnh Phát: Nguyên phó TGĐ của SCB bị cho thôi việc vì phản đối chỉ thị của lãnh đạo

Từ 10/9/2019 đến 1/12/2021, chỉ trong vòng hơn 1 năm, Trương Khánh Hoàng đã đồng ý cho 270 khách hàng vay 386 khoản vay với dư nợ đến 17/20/2022 là 285.158 tỷ đồng (trong đó dư nợ gốc 220.154 tỷ đồng và và nợ lãi 65.004 tỷ đồng).

Hành vi của Trương Khánh Hoàng phạm vào tội Tham ô tài sản, liên đới chiếm đoạt số tiền 182.842 tỷ đồng, gây thiệt hại cho SCB số tiền nợ lãi 65.004 tỷ đồng.

Trong quá trình điều tra, Trương Khánh Hoàng đã thành khẩn khai báo, phối hợp với gia đình nộp 9,85 triệu cổ phần SCB.

Hoàng Minh Hoàn (quyền Tổng Giám đốc) trước khi làm việc tại SCB đã làm việc tại ngân hàng Tín Nghĩa từ tháng 3/2007 - một trong 3 ngân hàng sáp nhập thành SCB hiện nay.

Từ 30/7/2020 đến 21/9/2022, trong vòng hơn 1 năm, Hoàng Minh Hoàn đã ký đồng ý cho 51 khoản vay có dư nợ tại SCB 2.934 tỷ đồng (trong đó có 2.367 tỷ đồng nợ gốc và 566 tỷ đồng nợ lãi).

>>Vụ Vạn Thịnh Phát: Phải duyệt 51 khoản vay trong 1 tháng, một quyền TGĐ SCB xin từ chức vì áp lực

Hành vi của Hoàng Minh Hoàn liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền 2.449 tỷ đồng với vai trò đồng phạm giúp sức cho Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi phạm tội.

>>Profile 3 cựu Chủ tịch SCB bị truy tố trong vụ Vạn Thịnh Phát

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Chồng bà Trương Mỹ Lan không kháng án, Trương Huệ Vân xin giảm hình phạt

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chan-dung-4-cuu-tong-giam-doc-ngan-hang-scb-bi-truy-to-trong-vu-van-thinh-phat-213656.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Profile 4 cựu Tổng giám đốc ngân hàng SCB bị truy tố trong vụ Vạn Thịnh Phát
    POWERED BY ONECMS & INTECH