Bất động sản

Sân bay lớn bậc nhất cả nước: Biểu tượng giao thương của miền Nam chuyển mình với nhà ga gần 11.000 tỷ được ví như ‘thành phố hàng không’ của Việt Nam

Hải Đăng 24/04/2025 23:00

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất không chỉ đóng vai trò chiến lược trong kết nối giao thương mà còn là biểu tượng phát triển năng động của miền Nam Việt Nam.

Được xem là cửa ngõ hàng không lớn bậc nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất không chỉ đóng vai trò chiến lược trong kết nối giao thương mà còn là biểu tượng phát triển năng động của miền Nam. Với việc đưa vào khai thác nhà ga T3 vào tháng 4/2025, sân bay này đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới hiện đại hóa toàn diện và giải quyết bài toán quá tải kéo dài nhiều năm qua.

Vị trí chiến lược – cửa ngõ hàng không miền Nam

Nằm cách trung tâm TP. HCM khoảng 8km về phía Bắc, thuộc quận Tân Bình, sân bay Tân Sơn Nhất giữ vai trò then chốt trong mạng lưới giao thông của cả nước.

Đây được xem là điểm trung chuyển chính cho hành khách và hàng hóa giữa miền Nam với các vùng khác trong nước và quốc tế.

>> Sân vận động từng được nâng cấp để tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ dự kiến chuyển thành công viên, hồ điều hòa

Sân bay lớn bậc nhất đất nước: Biểu tượng giao thương của miền Nam chuyển mình với nhà ga gần 11.000 tỷ được ví như ‘thành phố hàng không’ của Việt Nam- Ảnh 1.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được xem là biểu tượng giao thương của miền Nam Việt Nam. Ảnh: Internet

Được xây dựng từ thời Pháp thuộc và mở rộng đáng kể trong giai đoạn sau này, sân bay đã trải qua nhiều lần nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành hàng không Việt Nam.

Tính đến năm 2024, sân bay Tân Sơn Nhất có tổng diện tích khoảng 1.500ha, trong đó phần diện tích sử dụng cho mục đích dân dụng là 605,95ha.

Sân bay lớn bậc nhất đất nước: Biểu tượng giao thương của miền Nam chuyển mình với nhà ga gần 11.000 tỷ được ví như ‘thành phố hàng không’ của Việt Nam- Ảnh 2.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay lớn bậc nhất Việt Nam (sau sân bay Long Thành đang được xây dựng). Ảnh: Internet

Sân bay này hiện có hai nhà ga chính: Nhà ga quốc nội (T1) với diện tích 40.048m2 và nhà ga quốc tế (T2) rộng 115.834m2.

Tổng công suất thiết kế ban đầu là 25 triệu hành khách mỗi năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sân bay đã phải hoạt động vượt công suất thiết kế, phục vụ khoảng 42 triệu lượt hành khách vào năm 2023.

Nhà ga T3 - "Thành phố hàng không" của Việt Nam

Nhằm giải quyết tình trạng quá tải và nâng cao chất lượng dịch vụ, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 đã được khởi công vào cuối năm 2022.

Với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, nhà ga T3 có quy mô gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 112.500m2.

Sân bay lớn bậc nhất đất nước: Biểu tượng giao thương của miền Nam chuyển mình với nhà ga gần 11.000 tỷ được ví như ‘thành phố hàng không’ của Việt Nam- Ảnh 3.
Nhà ga T3 mới hoàn thành và đưa vào khai thác, được ví như "thành phố hàng không" của Việt Nam. Ảnh: Internet

Sau khi hoàn thành, nhà ga này sẽ có công suất phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm, nâng tổng công suất khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu hành khách/năm.

Nhà ga T3 được thiết kế hiện đại với 90 quầy thủ tục truyền thống, 20 quầy thả hành lý tự động và 42 ki-ốt check-in tự phục vụ.

Sân bay lớn bậc nhất đất nước: Biểu tượng giao thương của miền Nam chuyển mình với nhà ga gần 11.000 tỷ được ví như ‘thành phố hàng không’ của Việt Nam- Ảnh 4.
Việc đưa nhà ga T3 vào hoạt động là một bước tiến quan trọng, không chỉ giải quyết tình trạng quá tải mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định vị thế của sân bay trong khu vực và quốc tế. Ảnh: Internet

Không gian bên trong được bố trí khoa học, tích hợp công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hóa thời gian làm thủ tục cho hành khách.

Thông tin trên báo Tuổi trẻ cho biết, theo Trưởng ban dự án Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sẽ tích hợp đa dạng các công nghệ, tiện ích ở nhà ga mới này. Điều này nâng tầm trải nghiệm mới mẻ đến khách hàng và hướng nhà ga này là "thành phố hàng không".

"Ý tưởng này ở nước ngoài phổ biến nhưng Việt Nam mới hình thành. Chúng tôi sẽ mang dịch vụ "thành phố hàng không" triển khai ở Nhà ga T3, tăng tiếp xúc giữa người đi và người đưa tiễn" - ông Lê Khắc Hồng - trưởng ban dự án Nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết.

Việc đưa nhà ga T3 vào khai thác không chỉ giúp giảm tải cho nhà ga T1 mà còn góp phần giảm ùn tắc giao thông khu vực xung quanh sân bay.

Đồng thời, dự án này cũng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ tại TP. HCM và các tỉnh lân cận.

Việc đưa nhà ga T3 vào hoạt động là một bước tiến quan trọng, không chỉ giải quyết tình trạng quá tải mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định vị thế của sân bay trong khu vực và quốc tế.

>> Đề xuất xây 6 hầm chui 5.000 tỷ trên tuyến đường 'rộng, thẳng hơn cao tốc' tại tỉnh giàu nhất Việt Nam

Cầu nghìn tỷ rút ngắn 70km TP. HCM đi Trà Vinh sau 10 năm thông xe: Đưa ĐBSCL cất cánh, người dân thoát cảnh ‘qua sông phải lụy đò’

AEON Mall ‘nhá hàng’ trung tâm thương mại đầu tiên kết hợp với Vincom, vị trí tại khu đô thị sinh thái 5 sao của Vingroup

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/san-bay-lon-bac-nhat-dat-nuoc-bieu-tuong-giao-thuong-cua-mien-nam-chuyen-minh-voi-nha-ga-gan-11000-ty-duoc-vi-nhu-thanh-pho-hang-khong-cua-viet-nam-202250424155106786.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sân bay lớn bậc nhất cả nước: Biểu tượng giao thương của miền Nam chuyển mình với nhà ga gần 11.000 tỷ được ví như ‘thành phố hàng không’ của Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH