Bất động sản

Sau 30 năm đầu tư, khu đô thị này trở thành điểm đến 'lý tưởng' của nhiều tập đoàn, sở hữu TTTM đầu tiên đạt chuẩn quốc tế ở Việt Nam

Quốc Chiến 15/09/2024 16:15

Khu đô thị này là nơi tập trung sinh sống của những người có thu nhập cao, tri thức, là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, khoa học, văn hóa, giáo dục, cư trú, giải trí.

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng trải dài dọc theo Đại lộ Nguyễn Văn Linh - tuyến đường huyết mạch của quận 7. Đây là một phần của Khu đô thị Nam TP. HCM, với tổng diện tích hơn 2.600ha, nổi bật với hệ thống kênh rạch tự nhiên.

Dự án bắt đầu khi Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng xây dựng Đại lộ Nguyễn Văn Linh dài 17,8km, rộng 120m, xuyên qua khu vực đầm lầy. Đồng thời, công ty cũng phát triển hạ tầng nội khu bao gồm cây xanh, điện nước, và hệ thống xử lý môi trường để chuyển giao cho UBND TP. HCM.

Phú Mỹ Hưng được chia thành 5 khu đô thị. Khu A là Trung tâm đô thị mới, có diện tích 409ha; khu B là Khu làng đại học, rộng 95ha; khu C là Trung tâm kỹ thuật cao, rộng 46 ha; khu D là Trung tâm lưu thông hàng hóa II, rộng 85ha và khu E là Trung tâm lưu thông hàng hóa I, có diện tích 115ha.

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng

Tuy nhiên, sau hơn 30 năm được cấp phép đầu tư, Phú Mỹ Hưng mới chỉ triển khai khu A, trong khi 4 phân khu còn lại vẫn chưa được quy hoạch. Ông Đặng Quốc Toàn - Chánh văn phòng UBND TP. HCM, cho biết, nguyên nhân do vướng mắc trong việc thu hồi đất, và thành phố sẽ trình phương án giải quyết lên Thủ tướng.

Hiện tại, khu A đã hoàn thiện phần lớn với các khu nhà ở, cao ốc văn phòng và tổ hợp thương mại. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Manulife, Porsche, BMW và Toyota, biến khu vực này thành trung tâm thương mại tài chính sôi động của TP. HCM.

Trong quy hoạch, Phú Mỹ Hưng đã dành 46ha cho khu thương mại tài chính quốc tế. Hiện nay, khu đô thị đã có hơn 20 cao ốc đưa vào sử dụng, thu hút hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Tòa nhà Saigon Paragon là cao ốc thương mại đầu tiên trong khu vực này.

>> Huy động 1.500 kỹ sư, công nhân cùng 1.000 thiết bị, máy móc, tuyến cao tốc đi qua tỉnh có đường bờ biển đẹp nhất Việt Nam đã tạo nên kỳ tích

Ngoài việc thuê văn phòng, một số doanh nghiệp còn đầu tư xây dựng cao ốc làm trụ sở và cho thuê, như Vinamilk.

Một công trình đáng chú ý khác là Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), hoạt động từ năm 2008, trở thành địa điểm tổ chức nhiều sự kiện lớn tại TP. HCM.

Bên cạnh đó, khu đô thị Phú Mỹ Hưng còn phát triển các dịch vụ giải trí, du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp.

Crescent Mall - trung tâm thương mại đạt chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Crescent Mall - trung tâm thương mại đạt chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Khu The Crescent, nằm cạnh hồ Bán Nguyệt, có diện tích 10ha và vốn đầu tư 100 triệu USD. Khu vực này kết nối với Kênh Đào qua cầu Ánh Sao, cây cầu bộ hành đầu tiên ở Việt Nam. Trục đường chính của hồ Bán Nguyệt được thiết kế với hành lang dành riêng cho các hoạt động ngoài trời.

Crescent Mall - trung tâm thương mại đạt chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam cũng nằm gần hồ Bán Nguyệt. Với diện tích hơn 45.000m2 và 200 cửa hàng trên 6 tầng, đây là điểm mua sắm sôi động.

Bên cạnh đó là khu y tế tập trung các bệnh viện quốc tế như FV, Việt Mỹ và Bệnh viện Tim Tâm Đức. Phú Mỹ Hưng cũng nổi bật với tỷ lệ phủ xanh cao nhất TP. HCM với mật độ cây xanh đạt 8,9m2/người.

Ngoài ra, Khu trung tâm hành chính quận 7 cũng được xây dựng khang trang trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng, trên quỹ đất do doanh nghiệp bàn giao lại cho thành phố.

Mặc dù vậy, việc di chuyển từ Phú Mỹ Hưng vào trung tâm TP. HCM hiện chỉ có hai tuyến đường chính là Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Hữu Thọ, thường xuyên ùn tắc, đặc biệt vào giờ cao điểm từ 6-9h và 17-21h. Tuyến Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Tất Thành nối Phú Mỹ Hưng với quận 1 cũng gặp tình trạng tương tự.

Đại lộ Nguyễn Văn Linh - con đường trọng điểm của dự án thường phải chịu tải trọng lớn từ các phương tiện như xe container và xe tải nặng di chuyển vào khu công nghiệp Tân Thuận, nên công tác bảo trì, duy tu đường thường xuyên được thực hiện.

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng trước kia là đầm lầy, phèn chua nước mặn của vùng đất Nam Sài Gòn. Năm 1993, chủ đầu tư chi 2 triệu USD để tổ chức cuộc thi thiết kế quy hoạch Đô thị mới với sự tham gia của các nhà quy hoạch kiến trúc hàng đầu thế giới. Chủ đầu tư dự án là công ty Phú Mỹ Hưng.

Năm 1996, chủ đầu tư bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị Phú Mỹ Hưng.

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là khu đô thị kiểu mẫu bậc nhất Việt Nam, là nơi tập trung sinh sống của những người có thu nhập cao, tri thức, là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, khoa học, văn hóa, giáo dục, cư trú, giải trí.

>> Chuyên gia chỉ điểm 4 lưu ý khi nhà đầu tư ‘rót’ tiền vào thị trường bất động sản

Nhà giàu ôm đất, tràn lan khu đô thị 'ma', nên đánh thuế người có nhiều nhà đất?

Khu đô thị 'nhà giàu' tại Hà Nội thường xuyên ngập lụt sau mưa lớn, giá bất động sản vẫn thuộc top đắt nhất thành phố

Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Sau 30 năm đầu tư, khu đô thị này trở thành điểm đến 'lý tưởng' của nhiều tập đoàn, sở hữu TTTM đầu tiên đạt chuẩn quốc tế ở Việt Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH