Vĩ mô

Sau sáp nhập, 4 tỉnh này vẫn tiếp tục định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương

Phúc Lam 28/04/2025 11:26

Sau sáp nhập, có 3 tỉnh không còn nằm trong danh sách các tỉnh định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024, các tỉnh định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030 gồm: Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Khánh Hòa, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Từ ngày 1/1/2025, Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW về phương án sắp xếp 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, tỉnh Hải Dương sẽ sáp nhập với thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương sẽ hợp nhất với TP.HCM thành một địa phương mới, lấy tên là TP.HCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TP.HCM hiện nay.

Như vậy, tỉnh Hải Dương, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu sáp nhập vào các thành phố trực thuộc Trung ương nên không còn nằm trong danh sách các tỉnh định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương.

>>3 tỉnh này khi ‘chung một mái nhà’: Đánh thức tiềm năng, hợp lực bứt phá

Sau sáp nhập, 4 tỉnh này vẫn tiếp tục định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương
Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Công Thương

Bên cạnh đó, theo Quyết định 759/QĐ-TTg, Thủ tướng vẫn giữ định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương đối với tỉnh Khánh Hòa, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Ninh Bình.

Theo dự kiến, tỉnh Khánh Hòa sẽ hợp nhất với tỉnh Ninh Thuận, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa hiện nay.

Tỉnh Bắc Ninh hợp nhất với tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Tỉnh Ninh Bình dự kiến hợp nhất với tỉnh Hà Nam và Nam Định, lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

Ngoài ra, có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập, trong đó có Quảng Ninh. Nằm trong danh sách này còn có: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Cao Bằng.

>>Sau sáp nhập, tỉnh này sẽ trở thành tỉnh rộng nhất Đồng bằng sông Cửu Long, tiềm lực kinh tế đáng gờm

Người dân nói gì khi sáp nhập An Giang và Kiên Giang?

Bà Rịa - Vũng Tàu tán thành chủ trương sáp nhập với TPHCM, Bình Dương

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sau-sap-nhap-4-tinh-nay-van-tiep-tuc-dinh-huong-len-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-288113.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sau sáp nhập, 4 tỉnh này vẫn tiếp tục định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương
    POWERED BY ONECMS & INTECH