Soi "tốc độ" tăng trưởng của các nhóm ngành trong quý I/2022

12-05-2022 15:24|Nhật Hà

Theo dữ liệu thống kê của VnDirect, đến ngày 10/5/2022, toàn sàn chứng khoán đã có 1089 doanh nghiệp (chiếm 94,3% giá trị vốn hóa thị trường) công bố BCTC quý I/2022.

Theo đó, lợi nhuận ròng quý I/2022 của các công ty  trên 3 sàn giao dịch tăng 33,2% so với cùng quý I/2021, trong đó 3 ngành gồm Ngân Hàng, Hóa chất và Thực Phẩm là động lực tăng trưởng chính đóng góp 21% vào tăng trưởng lợi nhuận của thị trường quý 1/2022. Cụ thể:

Ngành Ngân hàng, tổng lợi nhuận ròng của ngành  tăng 31,7% so với cùng kỳ, đóng góp 12,3% vào tổng lợi nhuận ròng thị trường. Tuy nhiên, nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường của VPB, lợi nhuận ròng của Ngân hàng chỉ tăng 20% so với quý I/2021.

Ngành Hóa chất ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ấn tượng 304,1% so với cùng kỳ do được hưởng lợi khi giá phân bón và phốt pho tăng. 3 doanh nghiệp chủ lực trong nhóm này là  DPM, DCM và DGC. 

Ngành thực phẩm báo mức lợi nhuận ròng 44,5% so với cùng kỳ, Ông lớn ngành thực phẩm - Tập đoàn Masan (MSN), đạt 18.189 tỷ đồng doanh thu quý I/2022, giảm 8,9% so với cùng kỳ do tác động của việc ngừng hợp nhất thức ăn chăn nuôi; song lãi sau thuế tăng 452,5% lên 1.895 tỷ đồng; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.596 tỷ đồng - gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ngành Viễn thông đã ghi nhận kết quả tích cực với lợi nhuận nhuận ròng đạt 1.821 tỷ đồng trong khi cùng kỳ ghi nhận con số âm. Con số lợi nhuận khả quan này phần lớn đến từ 1.189 tỷ đồng lợi nhuận ròng của VGI.

Ngành Điện lãi ròng tăng mạnh. Cụ thể, lợi nhuận ròng ngành Điện tăng trở lại 56,4% nhờ sự phục hồi tiêu thụ điện hậu Covid-19 và nhà máy điện gió bổ sung hoạt động vào tháng 11/2021 đã bắt đầu tạo ra lợi nhuận.

Nhóm Xây dựng & vật liệu lãi ròng nhóm ngành này tăng 33,1% so với cùng kỳ.

Những ông lớn ngành thầu xây dựng như HBC, HTN ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 55% và 11% so với cùng kỳ, song CTD lãi giảm 46% và FCN lỗ kỳ lục

Các doanh nghiệp nhựa, xi măng báo lợi nhuận tăng mạnh đặc biệt BCC bật tăng 726% so với cùng kỳ, BMP cũng gấp rưỡi so với lãi quý I/2021.

Song, lợi nhuận của các doanh nghiệp thép giảm 12,4% so với cùng kỳ khi hầu hết đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm (HSG, NKG, SMC, TVN, TIS, POM). Nguyên nhân là do giá than luyện cốc và chi phí vận tải tăng. 

VPBank (VPB) tăng lãi suất tiết kiệm tại tất cả kỳ hạn

Cổ phiếu đáng chú ý ngày 27/3: VPB, DXG, BID

Diễn biến cổ phiếu ngân hàng ngày 26/3: VPB, HDB và TCB tăng mạnh

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/soi-toc-do-tang-truong-cua-cac-nhom-nganh-trong-quy-i2022-126050.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Soi "tốc độ" tăng trưởng của các nhóm ngành trong quý I/2022
POWERED BY ONECMS & INTECH