Vĩ mô

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Thêm công cụ pháp lý chống rửa tiền và tham nhũng

Khúc Văn 21/04/2025 12:26

Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp” bởi việc nhận diện chủ sở hữu hưởng lợi và cung cấp thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi còn là những biện pháp quan trọng để phòng, chống các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, tham nhũng, rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Nhiều quy định mới được đề xuất

Trước hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, Bộ Tài chính đã xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2020.

Đáng nói, tại Dự án Luật (sửa đổi) lần này, cơ quan chủ trì soạn thảo đã đề xuất nhiều quy định mới, trong đó có quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp” để phòng, chống các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, tham nhũng, rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số, ngoài sự sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì doanh nghiệp tư nhân cũng cần chủ động đổi mới tư duy, đầu tư vào năng lực quản trị và chiến lược dài hạn
Nhiều quy định mới được đề xuất.

Cụ thể, tại khoản 37, Điều 4 Dự thảo quy định, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là cá nhân có một trong các tiêu chí sau: Cá nhân thực tế nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu từ 25% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp; Cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng hơn 25% cổ tức hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp; Cá nhân cuối cùng có quyền chi phối doanh nghiệp.

Theo cơ quan soạn thảo, khái niệm mới này được đưa ra dựa trên các thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp, yêu cầu minh bạch hóa thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi.

Việc nhận diện chủ sở hữu hưởng lợi và cung cấp thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi còn là những biện pháp quan trọng để phòng, chống các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, tham nhũng, rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Thực tế cho thấy, nước ta đã phát sinh tình trạng “núp bóng sở hữu” với nhiều vụ việc tổ chức, cá nhân kiểm soát doanh nghiệp thiếu minh bạch, lạm dụng vị thế kiểm soát doanh nghiệp để thực hiện các hành vi tham nhũng, rửa tiền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng và các cộng đồng xã hội mà còn làm giảm niềm tin, tăng rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của khu vực doanh nghiệp và của nền kinh tế…

Và trước thực tế đã nêu, không ít ý kiến cho rằng, việc bổ sung quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp” là cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, giúp minh bạch hóa cấu trúc sở hữu, ngăn ngừa rửa tiền, trốn thuế và tăng niềm tin từ nhà đầu tư quốc tế.

>>Chính thức từ 1/7, các trường hợp này sẽ không được chi trả BHXH khi đi khám, chữa bệnh

Dự thảo cần đảm bảo tính rõ ràng, hợp lý

Tại văn bản trả lời Công văn số 4372/BTC-DNTN của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp (Dự thảo) và Công văn số 218/BTP-GM của Bộ Tư pháp về đề nghị tham gia Hội đồng thẩm định đối với Dự thảo mới đây, liên quan đến vấn đề này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Dự thảo đã bổ sung các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp” nhằm thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Ảnh minh họa
Dự thảo cần đảm bảo tính rõ ràng, hợp lý.

Cơ quan này khẳng định đây là điều cần thiết, để hoàn thiện khung khổ pháp lý, góp phần đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát tăng cường (Danh sách xám) của FATF.

Tuy nhiên, đây là quy định mới trong Luật Doanh nghiệp và ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp trong cung cấp thông tin cũng như những chế tài đi kèm nếu vi phạm nghĩa vụ này.

Vì vậy, các quy định tại Dự thảo cần đảm bảo tính rõ ràng, hợp lý để có tính khả thi, giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Xoay quanh nội dung về vấn đề này, cho ý kiến thẩm định về Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vừa qua, không ít ý kiến cũng cho rằng, nhìn chung các nội dung sửa đổi liên quan đến phòng, chống rửa tiền… đã phù hợp với khuyến nghị của FATF liên quan tới nội dung chủ sở hữu hưởng lợi.

Nhìn nhận về quy định liên quan đến “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp” với báo chí, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI cũng chia sẻ, đây là quy định bắt buộc phải thực hiện khi chúng ta tham gia sân chơi quốc tế. “Điều này không chỉ thể hiện chúng ta tuân thủ luật chơi một cách nghiêm túc, mà còn góp phần làm cho môi trường đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp rõ ràng hơn, theo đó an toàn, thuận lợi và minh bạch hơn”, ông Đức khẳng định.

Vị chuyên gia này đề nghị, cần nhanh chóng hoàn thiện quy định pháp luật về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp để thực thi một cách nghiêm túc, bởi đây là vấn đề không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà là vấn đề đại sự quốc gia, giống như câu chuyện về “thẻ vàng” trong lĩnh vực thủy sản hiện nay.

>>Khởi tố Giám đốc BHXH và nhiều cán bộ tại Hưng Yên vì sai phạm liên quan quỹ BHYT

Trốn, chậm đóng BHXH: Doanh nghiệp sẽ hết đường lùi

Vụ gần 600 loại sữa giả: Nói thẳng về 'kẽ hở' giúp doanh nghiệp gian dối

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sua-doi-luat-doanh-nghiep-them-cong-cu-phap-ly-chong-rua-tien-va-tham-nhung-287288.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Thêm công cụ pháp lý chống rửa tiền và tham nhũng
    POWERED BY ONECMS & INTECH