Tập đoàn đang kiểm soát 38% hoạt động khai thác đất hiếm của Trung Quốc muốn hợp tác với TKV

26-11-2023 20:45|Yên Hoàng

Theo ước tính của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Sáng 23/11, tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc do ông Hồ Cổ Hoa, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dẫn đầu.

Tại buổi làm việc, ông Hồ Cổ Hoa cho biết, Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc được thành lập dựa trên sự phê duyệt của Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trên cơ sở hợp nhất của 3 doanh nghiệp gồm: Tổng công ty Nhôm nhà nước Trung Quốc (Chinalco), Tổng công ty Minmetals Trung Quốc và Tập đoàn đất hiếm Cám Châu.

Tập đoàn đang kiểm soát 37,6% hoạt động khai thác đất hiếm của Trung Quốc, bao gồm gần 70% sản lượng đất hiếm nặng và gần 42% sản lượng phân tách và xử lý quặng của quốc gia.

Tại buổi làm việc, ông Hồ Cổ Hoa bày tỏ mong muốn tìm kiếm những cơ hội hợp tác trong thời gian tới với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin - TKV, mã KSV).

> > Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) nộp 22.500 tỷ đồng ngân sách Nhà nước

Về phía Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh cho biết sẽ trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường về cơ hội hợp tác giữa Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc và TKV dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành.

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến trong thời kỳ đến năm 2030, Việt Nam sẽ khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm nguyên khai/năm, hai mỏ được chú trọng khai thác là Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái).

Ước tính trữ lượng đất hiếm của thế giới là 120 triệu tấn. Theo ước tính của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. 5 quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn)…

> > Lợi thế bất ngờ của Việt Nam khiến các ông lớn ngành bán dẫn chọn đầu tư lớn

Intel Việt Nam dự kiến thu về 11 tỷ USD trong năm 2023

Việt Nam là nơi đặt nhà máy lắp ráp và kiểm tra thử lớn nhất trên toàn cầu của intel

Soi "sức khỏe" tài chính của doanh nghiệp sở hữu mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tap-doan-dang-kiem-soat-38-hoat-dong-khai-thac-dat-hiem-cua-trung-quoc-muon-hop-tac-voi-tkv-212646.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tập đoàn đang kiểm soát 38% hoạt động khai thác đất hiếm của Trung Quốc muốn hợp tác với TKV
POWERED BY ONECMS & INTECH