Tập trung nhận diện đầu tư núp bóng, sở hữu chéo

23-12-2023 18:17|Linh Nhi

TS. Lê Xuân Nghĩa: Lâu nay, cội nguồn mọi cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam đều chỉ có duy nhất một nguyên nhân, đó là sở hữu chéo.

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội bất thường có thể diễn ra vào tháng 1/2024. Một nội dung quan trọng được Dự thảo đề cập là quy định nhằm ngăn chặn sở hữu chéo ngân hàng. Đây cũng là vấn đề nhức nhối của hệ thống ngân hàng nước ta hàng chục năm qua.

“Lâu nay, cội nguồn mọi cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam đều chỉ có duy nhất một nguyên nhân, đó là sở hữu chéo. Tôi đã làm việc trong lĩnh vực ngân hàng cả cuộc đời và chưa thấy cuộc khủng hoảng nào xảy ra với lĩnh vực ngân hàng mà không xuất phát từ nguyên nhân này”, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế trao đổi với báo chí.

Sự cố SCB diễn ra tháng 10/2022 là minh chứng cho mức độ nguy hiểm của sở hữu chéo ngân hàng. Theo cáo trạng, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thông qua 27 pháp nhân và cá nhân đã sở hữu tới hơn 91,5% vốn điều lệ SCB (trên sổ sách chỉ đứng tên gần 5% vốn).

Với việc nắm giữ cổ phần chi phối, bà Trương Mỹ Lan sử dụng SCB như một công cụ tài chính để rút tiền. Trong thời gian từ ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, cho vay, giải ngân 2.527 khoản với tổng số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng. Đến ngày 17/10/2022 còn dư nợ 677.286 tỷ đồng, đều là nợ có khả năng mất vốn.

>> Xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo trong hoạt động tín dụng

Tập trung nhận diện đầu tư núp bóng, sở hữu gián tiếp
Ảnh Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế

Tình trạng cho vay sân sau khá phổ biến ở hệ thống ngân hàng nước ta không chỉ tại SCB. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, chuyên gia ngân hàng cho rằng, cần thanh tra làm rõ tình hình cho vay nội bộ, cho vay sân sau của các ông chủ ngân hàng hiện nay.

NHNN cho hay, năm 2023, cơ quan này tập trung vào thanh tra về chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu của các tổ chức tín dụng có thể dẫn đến việc thâu tóm, chi phối; cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn (tập trung tín dụng có liên quan đến lĩnh vực bất động sản; cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông lớn của tổ chức tín dụng).

>> Đại biểu Quốc hội: Phải giám sát những ông chủ ngân hàng

Tuy vậy, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, việc phát hiện sở hữu chéo không đơn giản. Có hiện tượng sở hữu chéo mà thanh tra ngân hàng có thể nhìn thấy, song cũng có những biểu hiện thì chỉ khi cơ quan an ninh điều tra mới phát hiện ra được.

Trong khi đó, việc giảm tỷ lệ sở hữu của cá nhân, tổ chức tại ngân hàng cũng như giảm tỷ lệ cấp tín dụng mà Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng đưa ra khó trở thành vũ khí hữu hiệu chống sở hữu chéo.

Phát biểu tại một hội thảo mới đây về tín dụng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: “Các ngân hàng phải chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái, hoặc thuộc sân sau của tập đoàn. Cùng đó, cấm việc mở rộng room tín dụng và dành lãi suất thấp cho thành viên ban lãnh đạo ngân hàng".

Tuy vậy, chống sở hữu chéo, nhất là sở hữu gián tiếp, vẫn là bài toán khó với NHNN.

>> Sở hữu chéo khiến dòng chảy tín dụng ngắn hạn hướng vào những doanh nghiệp không có năng lực trả nợ

Xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo trong hoạt động tín dụng

Sở hữu chéo khiến dòng chảy tín dụng ngắn hạn hướng vào những doanh nghiệp không có năng lực trả nợ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tap-trung-nhan-dien-dau-tu-nup-bong-so-huu-cheo-216760.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tập trung nhận diện đầu tư núp bóng, sở hữu chéo
    POWERED BY ONECMS & INTECH