Tham quan lâu đài ‘nổi’ trên mặt nước suốt nửa thế kỷ, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm
Tọa lạc ở miền trung nước Pháp, lâu đài gây ấn tượng bởi kiến trúc “độc lạ”, mang dấu ấn phong cách thẩm mĩ của nhiều người phụ nữ.
Trong số gần 45.000 lâu đài trên toàn nước Pháp và 300 lâu đài tại thung lũng Loire, Chenonceau là lâu đài duy nhất được xây dựng với thiết kế bắc qua một dòng sông, khiến cho nó trở thành một điểm độc đáo và nổi tiếng trên toàn thế giới. Điều này không chỉ làm cho nó trở nên đặc biệt mà còn làm nổi bật lâu đài này giữa các công trình khác.
Lâu đài Chenonceau được xây dựng vào đầu thế kỷ 16 (năm 1513) bởi Thomas Bohier, một nhà chính trị phục vụ dưới thời vua Charles VIII của Pháp.
Mỗi người khi đặt chân đến thăm lâu đài Chenonceau đều cảm giác như thể lâu đài đang nổi bồng bềnh trên bề mặt nước nhờ vào kiến trúc "độc lạ" và vị trí tuyệt vời như trong tranh vẽ. Lâu đài này được xây dựng bằng cách "bắc cầu" qua sông Cher ở miền Trung nước Pháp. Việc ngắm nhìn mặt tiền bằng đá trắng sang trọng, mái đá màu xám và những dải mái vòm lộng lẫy phản chiếu trên mặt nước xanh của dòng sông khiến du khách bị cuốn vào không gian tuyệt vời của lâu đài.
Không có gì ngạc nhiên khi Chenonceau thu hút gần một triệu du khách mỗi năm và là điểm đến phổ biến nhất tại Pháp. Việc thăm quan lâu đài Chenonceau trở thành một phần quan trọng của hành trình du lịch Pháp không thể bỏ qua của du khách.
Lâu đài Chateau trở nên đặc biệt không chỉ vì kiến trúc độc đáo xây dựng trên sông Cher mà còn là nhờ vào những câu chuyện về những phụ nữ sở hữu nó. Theo nhiều ghi chép, có đến 16 phụ nữ, bao gồm cả chủ nhân chính thức và những người trông coi, đã góp phần tạo nên vẻ đẹp và dấu ấn cá nhân đặc sắc trên tòa lâu đài này suốt 4 thế kỷ. Do đó lâu đài này còn được gọi với cái tên “lâu đài của những quý bà”.
Lâu đài từng đứng trước nguy cơ bị phá hủy khi cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ bởi người dân xem đây là một biểu tượng cho sự giàu có của hoàng gia. Louise Dupin, vợ của người người từng sở hữu lâu đài vào năm 1733, đã nỗ lực bảo vệ tòa lâu đài bằng cách thuyết phục dân chúng rằng đó là cây cầu duy nhất để qua sông.
Marguerite Pelouze là người phụ nữ cuối cùng sở hữu lâu đài. Cô là người thừa kế giàu có, đã để lại dấu ấn của mình trên lâu đài khi mua lại nó vào năm 1864. Cô bắt đầu công việc tu sửa và đổi mới toàn bộ nội thất của lâu đài, thậm chí phá bỏ một số căn phòng. Đáng tiếc, Marguerite đã chi trả một số lượng lớn tiền để khôi phục tòa lâu đài cùng lối sống xa hoa cuối cùng đã làm cho cô rơi vào cảnh nghèo khó và buộc phải bán lâu đài không lâu sau đó.
Henri Menier sau đó mua lại lâu đài vào năm 1913, kể từ đó đến nay nó thuộc quyền sở hữu của gia đình Menier.