Đây đều là những dự giao thông trọng điểm trong quy hoạch của thành phố này.
Theo thông tin từ UBND TP. Hà Nội, trong năm 2024, thành phố sẽ khởi công một loạt công trình giao thông trọng điểm.
Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng quy mô 8 làn xe nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh, tổng mức đầu tư 8.300 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, thời gian thực hiện từ năm 2024-2027.
Cùng với đó, thành phố sẽ khởi công xây dựng cầu Vân Phúc với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng. Điểm đầu dự án tại vị trí giao cắt Quốc lộ 32 thuộc xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ và điểm cuối tại vị trí ranh giới hành chính giữa thành phố Hà Nội với huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Xây dựng tuyến đường từ Mỹ Đình (TP. Hà Nội) đến Bái Đính (tỉnh Ninh Bình) dài 92 km với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
Dự án đường gom phía Đông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 19km, điểm đầu tuyến tại vị trí nút giao với Tỉnh lộ 427 thuộc xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, điểm cuối tại vị trí đầu cầu chui đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Theo số liệu thống kê dân số trung bình được cập nhật của Tổng cục Thống kê, dân số TP. Hà Nội năm 2024 là khoảng 8,5 triệu người.
Được biết, dân số TP. Hà Nội đông thứ hai cả nước, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh (gần 8,9 triệu người) và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Với mật độ dân số là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước.
TP. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.
Đơn vị hành chính cấp quận tại Hà Nội gồm 12 quận là Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ.
>> Thủ đô Hà Nội chuẩn bị 'khoác tấm áo mới': Trở thành thành phố văn hiến - văn minh - hiện đại
Thủ đô Hà Nội chuẩn bị 'khoác tấm áo mới': Trở thành thành phố văn hiến - văn minh - hiện đại
Hiện thực hoá mục tiêu tìm ‘chìa khoá’ cứu nguy cho con sông ô nhiễm nhất Hà Nội