Thu hơn 11.000 tỷ từ du lịch, tỉnh 'thủ phủ resort' sẽ trở thành thiên đường nghỉ dưỡng nhờ đại dự án sân bay
Cùng với hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, nếu dự án sân bay "về đích" đúng hạn, tỉnh này sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách và các nhà đầu tư hạ tầng.
TP Phan Thiết được xem là "thủ phủ resort" của cả nước vì các dự án resort nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, địa phương này vẫn chưa có sân bay nào. Khách du lịch tới đây rất bất tiện trong việc di chuyển quãng đường khá xa từ sân bay các vùng lân cận. Do đó, các Bộ, Ngành liên quan đang phối hợp và đẩy nhanh thủ tục để có thể tiến hành tái khởi động dự án sân bay Phan Thiết (Cảng hàng không Phan Thiết, Bình Thuận).
Sân bay Phan Thiết nằm trên địa bàn xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết có tổng diện tích hơn 542ha, được quy hoạch là sân bay lưỡng dụng, dùng chung cho cả mục đích dân sự và quân sự.
Tháng 3/2024, UBND tỉnh đã gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tờ trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư hơn 5.077 tỷ đồng. Thời gian chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng công trình 27 tháng; thời gian vận hành, khai thác và hoàn vốn 44 năm 11 tháng.
Sân bay Phan Thiết được khởi công tháng 1/2015, sau đó được điều chỉnh từ sân bay cấp 4C, đường cất hạ cánh dài 2.400m, công suất khai thác 500.000 hành khách/năm lên thành cảng hàng không quốc nội cấp 4E, đường cất hạ cánh dài 3.050m, nhà ga hành khách có công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm.
Mới đây, sân bay Phan Thiết đã đón tàu bay đầu tiên của Trung đoàn Không quân 920, hạ cánh và cất cánh an toàn.
>> Tỉnh sở hữu thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia
Sân bay Phan Thiết được kỳ vọng sẽ đón trên 2 triệu khách mỗi năm theo công suất thiết kế. Song song đó, sân bay Phan Thiết được tiến hành đồng bộ với hàng loạt cơ sở hạ tầng giao thông khác kết nối liên vùng đó là tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây - Phan Thiết – Nha Trang.
Cùng với hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, có tức giác phát triển giữa Nha Trang - Phan Thiết - Đà Lạt - TP HCM, nếu sân bay Phan Thiết hoàn thành sớm, Bình Thuận sẽ là "thiên đường nghỉ dưỡng" của du khách và các nhà đầu tư hạ tầng.
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách TP HCM 183km về phía Nam, cách Nha Trang 250km. Biển Bình Thuận có chiều dài 192km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
6 tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm nội tỉnh Bình Thuận (GRDP) ước tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,75% (nông nghiệp tăng 1,36%, lâm nghiệp tăng 9,12%, thủy sản tăng 8,06%); khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 12,06% (công nghiệp tăng 12,29%, xây dựng tăng 10,82%); khu vực dịch vụ tăng 6,1%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,40%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách du lịch đến Bình Thuận ước đạt 4,5 triệu lượt khách, tăng 5,01% so với cùng kỳ năm trước (trong đó lượt khách phục vụ trong ngày ước đạt 156.000 lượt khách, tăng 65,62% so với cùng kỳ năm trước). Khách quốc tế ước đạt 234.000 lượt khách, tăng 91,25% so với cùng kỳ năm trước, ngày khách phục vụ ước đạt 930.000 khách, tăng 88,15% so với cùng kỳ năm trước.
Trong nửa đầu năm, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 2.816,8 tỷ đồng, tăng 2,33% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ăn uống ước đạt 8.823,8 tỷ đồng, tăng 5,53% so với cùng kỳ năm trước; hoạt động lữ hành hỗ trợ du lịch ước đạt 118,3 tỷ đồng, tăng 36,12% so với cùng kỳ năm trước.
Llũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu từ du lịch ước đạt 11.832,2 tỷ đồng, tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước.
>> Bình Thuận chi 88 tỷ đồng 'chỉnh trang' bãi rác lớn nhất tỉnh