Quốc tế

Thủ tướng Thái Lan ví nền kinh tế như 'bệnh nhân COVID-19'

Bắc Hiệp - Theo SCMP 07/09/2023 - 08:25

Chính phủ mới của Thái Lan dự kiến sẽ công bố một số biện pháp kích thích tài chính vào tuần tới, bao gồm việc hoãn nợ cho hàng triệu nông dân và doanh nghiệp nhỏ, cũng như cắt giảm giá năng lượng để thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế vẫn đang quay cuồng vì đại dịch.

untitled-942.png

Thủ tướng Srettha Thavisin, xuất thân là một "ông trùm" bất động sản, chuẩn bị tiết lộ các ưu tiên chính sách. Điểm nổi bật chính sẽ là kế hoạch phân phát khoản tiền mặt trị giá 10.000 baht (6,7 triệu đồng) dưới dạng ví kỹ thuật số cho khoảng 55 triệu công dân trưởng thành, điều này sẽ đóng vai trò như một “cú kích hoạt sẽ đánh thức nền kinh tế đất nước một lần nữa".

Ông Srettha, người đồng thời là Bộ trưởng Tài chính, cho biết các biện pháp kích thích nền kinh tế, hoãn nợ và trợ cấp năng lượng sạch là những bước đi cấp bách để đối phó với các thách thức từ căng thẳng địa chính trị, nợ hộ gia đình cao và biến đối khí hậu.

Chính phủ Thái Lan có kế hoạch đảm bảo giá điện, khí đốt và nhiên liệu ở “mức phù hợp”.

Phát biểu trước các nhà lập pháp, tân Thủ tướng Srettha tuyên bố: “Thái Lan giống như một người bệnh khi đại dịch COVID-19 tấn công chúng ta mạnh hơn các nước láng giềng khác và làm hỏng các động cơ kinh tế".

Chương trình ví kỹ thuật số là lời hứa chính của Đảng Pheu Thai và sẽ tiêu tốn khoảng 560 tỷ baht (16 triệu USD). Những người thụ hưởng được yêu cầu chi số tiền này vào hàng hóa và dịch vụ trong khu vực lân cận của mình trong vòng 6 tháng.

Chính quyền Thủ tướng Srettha đã tuyên thệ nhậm chức vào thứ Ba và hiện phải đối mặt với nhiệm vụ tái khởi động nền kinh tế trong bối cảnh lãi suất tăng và xuất khẩu chậm lại do nền kinh tế Trung Quốc suy yếu. Ông Srettha cũng cần giải quyết vấn đề nợ hộ gia đình ở mức 90% GDP và nợ công ở mức 61% GDP.

Các ưu tiên ngắn hạn khác của chính quyền Srettha bao gồm tăng doanh thu du lịch bằng cách nới lỏng thủ tục cấp thị thực và miễn phí cho khách du lịch từ một số quốc gia được chọn, cũng như tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để sửa đổi hiến pháp quốc gia.

Chính phủ sẽ thảo luận về các hướng dẫn tổ chức trưng cầu dân ý về việc viết lại hiến pháp và tìm kiếm sự đồng thuận. Nhưng đất nước sẽ vẫn theo chế độ quân chủ lập hiến với nhà vua là nguyên thủ quốc gia và không có kế hoạch sửa đổi các phần liên quan đến chế độ quân chủ.

Ông Srettha được bầu làm Thủ tướng Thái Lan vào tháng trước sau khi Đảng Pheu Thai đạt được thỏa thuận với phe bảo thủ, nhằm giành được sự ủng hộ của Thượng viện do quân đội đứng sau. Thỏa thuận này cũng cho phép cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, lãnh đạo trên thực tế của Pheu Thai, hồi hương sau 15 năm sống lưu vong và được hoàng gia ân xá án tù.

Chính quyền ông Srettha cũng sẽ phải đàm phán với quân đội để áp dụng chính sách thực thi nghĩa vụ quân sự tự nguyện, cũng như giảm bớt danh sách tướng lĩnh cấp cao và hiện đại hóa quy trình mua sắm vũ khí.

Chính phủ mới của Thái Lan chính thức tuyên thệ nhậm chức

Sau nhiều đồn đoán, Ngân hàng Thái Lan KBank đã lên tiếng vụ mua Home Credit Việt Nam

Được đại gia ngân hàng Thái Lan đưa vào tầm ngắm, Home Credit đang kinh doanh thế nào?

Theo ngaynay.vn
https://ngaynay.vn/thu-tuong-thai-lan-vi-nen-kinh-te-nhu-benh-nhan-covid-19-post138129.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thủ tướng Thái Lan ví nền kinh tế như 'bệnh nhân COVID-19'
POWERED BY ONECMS & INTECH