Quy hoạch xây dựng 10 cây cầu vượt sông Hồng cùng với việc thành lập “quận Gia Lâm tương lai” đã tạo bước đệm lớn cho sự tăng trưởng vượt bậc của bất động sản ở khu vực phía Đông Hà Nội.
Triển vọng tăng trưởng tại khu vực phía Đông Hà Nội
Theo quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa được phê duyệt, Hà Nội dự kiến có thêm 10 cây cầu gồm cầu Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát, Ngọc Hồi, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Vĩnh Tuy 2, Thăng Long, Phú Xuyên và Vân Phúc trong đó riêng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã hoàn thành hơn 50% khối lượng xây dựng.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án, nếu giữ vững tiến độ thi công, cầu có thể hoàn thành trước tháng 6/2023. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy sẽ là cầu có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất Hà Nội với 8 làn xe ô tô (40m) giúp giải quyết tình trạng ùn tắc lâu nay, đồng thời giảm tải lưu lượng xe trên cầu Thanh Trì và đường Vành đai 3.
Mặt khác, cầu khớp nối với đường Vành đai 2 trên cao sẽ tạo thành trục giao thông hoàn chỉnh từ trung tâm Hà Nội tới khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.
Nhận được sự quan tâm lớn hơn cả là cầu Trần Hưng Đạo bởi dự án khi hoàn thành sẽ tạo nên trục kết nối từ Gia Lâm, Long Biên đến khu vực trung tâm Hoàn Kiếm.
Theo quy hoạch, phía Nam cầu kết nối vào đường Trần Hưng Đạo. Còn phía bắc, cầu sẽ đi qua bãi sông Hồng, men theo rìa phía tây khu vực sân bay Gia Lâm tới nút giao quy hoạch với đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5A). Đây là giao lộ quan trọng tiếp cận nhiều dự án bất động sản quy mô lớn tại khu Đông Hà Nội.
Các chuyên gia nhận định, hệ thống cầu vượt sông đã và đang nằm trong lộ trình quy hoạch của Thủ đô ngày nay không chỉ được coi là giải pháp giao thông đơn thuần mà còn mang trong mình giá trị "đô thị kết nối đô thị", mở ra những chân trời mới phía Đông Hà Nội, tạo điều kiện cho sự phát triển vượt bậc của bất động sản phía Đông Hà Nội.
Gia Lâm lên quận - cú hích đưa bất động sản khu Đông bứt phá
Theo những nhịp cầu kết nối hai bờ sông Hồng, hàng loạt những đại đô thị có vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD, thụ hưởng hạ tầng hiện đại, quy hoạch bài bản, đồng bộ sẽ được thành hình. Việc quy hoạch đô thị cũng là tiền đề đẩy nhanh tiến độ lên quận của các địa phương trong các năm tới.
Theo lộ trình dự kiến, Gia Lâm sẽ hoàn thành mục tiêu lên quận vào năm 2023, nhanh nhất so với các huyện được quy hoạch lên quận. Khi chính thức trở thành quận, bất động sản tại khu vực được tiên lượng sẽ đón đợt sóng tăng giá bứt phá.
Trước đó, từ cuối năm 2021, các thông tin tích cực về quy hoạch đã giúp bất động sản phía Đông tăng trưởng mạnh mẽ, minh chứng bằng giao dịch sôi động với các dự án lớn đã và đang đưa vào triển khai như Vinhomes Riverside, Vinhomes Ocean Park, Ecopark,... Bên cạnh đó, các dự án đô thị, nhà ở hay đất nền thổ cư có vị trí liền kề hoặc trong bán kính gần các dự án trên cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng.
Nhận thấy sức hút vượt trội đó của Gia Lâm, bên cạnh những "ông lớn" chọn phát triển các đại đô thị quy mô hàng trăm ha, cuộc chơi còn chứng kiến thêm những nhà phát triển bất động sản thức thời. Đó là những dự án có quy mô vừa phải, nhưng vẫn thừa hưởng toàn bộ hạ tầng tiện ích vượt trội của khu vực cùng tiềm năng tăng giá phi mã, lại có suất đầu tư vừa phải, hợp khẩu vị với số đông các nhà đầu tư.
Các chuyên gia dự báo, việc giá nhà đất huyện Gia Lâm tăng mạnh trước thông tin lên quận là kịch bản hoàn toàn có thể tiên lượng trước.
Bên cạnh đó, khu vực này đang có nhiều dự án bất động sản đổ bộ, từ đó sẽ là động lực để phát triển cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho sự phát triển bất động sản trong tương lai.
Mặc dù có triển vọng tích cực, nguồn cung bất động sản Gia Lâm hiện tại lại khá hạn chế do chính sách siết chặt pháp lý.
Dòng sông lớn thứ 12 châu Á ‘cõng’ 9 cây cầu khi chảy qua địa bàn Hà Nội
Hàng loạt cán bộ vi phạm liên quan đến cây cầu từng giữ kỷ rộng nhất Việt Nam trong 5 năm