Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh này ước tăng 10,35%.
Hồi cuối tháng 12/2023, Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2023.
Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước được 60.158,8 tỷ đồng, tăng 10,35% so năm 2022, vượt 8,7% kế hoạch đề ra. Khánh Hòa xếp thứ 4 của cả nước về tốc độ tăng GRDP và đứng đầu vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
Đặc biệt, năm 2023 là dấu mốc quan đặc biệt ghi nhận lần đầu tiên quy mô kinh tế Khánh Hòa vượt 100.000 tỷ đồng, toàn tỉnh thu hút được 17 dự án đầu tư ngoài ngân sách, tổng số vốn đăng ký hơn 100.000 tỷ đồng.
>> Ba ông lớn Becamex IDC, VSIP và VRG nghiên cứu phát triển dự án 'khủng' tại Khánh Hoà
Tỉnh Khánh Hòa sẽ được xây dựng, phát triển trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030 |
Trước đó, năm 2020, kinh tế Khánh Hòa có mức tăng trưởng GRDP âm 10,5%, thuộc nhóm các tỉnh tăng trưởng âm sâu nhất trong cả nước, ngân sách hụt thu đến 30%. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, kinh tế của Khánh Hòa đã phục hồi ấn tượng, năm 2021 GRDP ước giảm 5,58%, đến năm 2022 tăng trưởng đột phá 20,7% (có tốc độ tăng GRDP cao nhất cả nước).
Năm 2023, nhiều chỉ tiêu kinh tế khác cũng tăng so với năm 2022 như: Thu ngân sách nhà nước ước đạt 18.230 tỷ đồng, vượt 18,03% so với dự toán, trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 2.710 tỷ đồng, vượt 36,52% dự toán, thu nội địa đạt 15.520 tỷ đồng, vượt 15,3% dự toán; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 71.302 tỷ đồng, tăng 7,61%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,71%; tổng doanh thu du lịch gấp 2,27 lần, số lượt khách du lịch gấp 2,71 lần; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 5,94%...
Theo Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Khánh Hòa sẽ được xây dựng, phát triển trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030, quy mô dân số toàn tỉnh khoảng 1,4 triệu người.
Khánh Hòa cũng sẽ trở thành trung tâm kết nối vùng và là cửa ngõ chính ra Biển Đông của vùng Tây Nguyên và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
Về định hướng phát triển, Khánh Hòa sẽ khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế cho phát triển với kinh tế biển là nền tảng, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển đột phá các vùng trọng điểm khu vực vịnh Vân Phong, TP Nha Trang, khu vực vịnh Cam Ranh.
>> Khánh Hòa tăng giá đất trong năm 2024, khu vực nào 'nóng' nhất?
Bản đồ địa lý tỉnh Khánh Hoà |
Khi đó, Khánh Hòa sẽ có hai đô thị loại I là TP Nha Trang và đô thị Cam Lâm. TP Cam Ranh vẫn là đô thị loại II. Thị xã Ninh Hòa sẽ thành đô thị loại III. Hai huyện Diên Khánh, Vạn Ninh sẽ trở thành đô thị loại IV. Còn các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và huyện đảo Trường Sa đều trở thành đô thị loại V.
Trong đó, khu kinh tế Vân Phong, đô thị Cam Lâm trở thành địa bàn động lực phát triển mới của tỉnh và vùng Nam Trung Bộ.
Thủ tướng đã giao UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức công bố quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định.
>> Khánh Hòa gấp rút chuẩn bị cho sân bay 7.000 tỷ tại khu kinh tế Vân Phong