Roland Berger là đơn vị sẽ hợp tác cùng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (MVN) thực hiện triển khai chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Ngày 6/11 vừa qua, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, UPCoM: MVN) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược “Phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 - xây dựng và triển khai các giải pháp để thực hiện tầm nhìn” với đơn vị nghiên cứu và tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới Roland Berger.
VIMC đăt mục tiêu đến năm 2035 trở thành tập đoàn logistics đường biển tích hợp số 1 của Việt Nam, có thương hiệu và năng lực cạnh tranh cao trong khu vực Châu Á và có phạm vi hoạt động toàn cầu. Để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, VIMC cần lựa chọn 1 đơn vị tư vấn có uy tín hàng đầu. VIMC đã lựa chọn Liên danh Công ty Roland Berger Pte Ltd – Singapore và Công ty TNHH Roland Berger (Roland Berger) là đơn vị sẽ hợp tác cùng VIMC thực hiện triển khai chiến lược phát triển VIMC đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Roland Berger, đây là công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới với lịch sử gần 60 năm hình thành và phát triển. Roland Berger sở hữu mạng lưới hoạt động toàn cầu với 53 văn phòng tại 35 quốc gia, đội ngũ nhân sự cấp cao gồm hàng trăm giám đốc có chuyên môn sâu trên 17 lĩnh vực nghiên cứu. Roland Berger đã có kinh nghiệm phục vụ hơn một nghìn đối tác mà trong đó có tới 40% đối tác là các công ty lớn nhất thế giới và cũng là đơn vị tư vấn chiến lược am hiểu và có kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam với đội ngũ chuyên gia tư vấn hàng đầu trong các lĩnh vực.
VIMC đang đặt mục tiêu phát triển sản phẩm dịch vụ logistics tích hợp trên nền tảng công nghệ số với 3 trụ cột là đội tàu vận tải biển, hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển, kho bãi và mạng lưới dịch vụ hàng hải. Lĩnh vực cảng biển sẽ đóng vai trò cốt lõi, trọng yếu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Vận tải biển, đặc biệt là vận tải container đảm nhiệm kết nối để hình thành chuỗi dịch vụ logistics tích hợp cung cấp cho khách hàng.
Đối với lĩnh vực vận tải biển, VIMC có kế hoạch phát triển đội tàu thế hệ mới, chuyên dụng, có tính năng kỹ thuật hiện đại, thân thiện với môi trường, chuyển dịch cơ cấu đội tàu theo hướng tăng trọng tải tàu hàng container.
Đối với cảng biển, VIMC sẽ tập trung đầu tư phát triển về chiều sâu đối với các cảng hiện hữu, hoàn thành các dự án trọng điểm, cấp thiết về cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị nhằm tăng lợi thế về quy mô.
VIMC cũng đang tập trung nguồn lực và huy động nguồn lực thông qua việc liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các đối tác lớn để đầu tư xây dựng mới các cảng biển nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế. VIMC cũng sẽ đầu tư phát triển hạ tầng kho bãi, ICD, depot… hình thành các trung tâm logistics lớn tại các khu vực kinh tế trọng điểm.
Đầu tư 1.700 tỷ vào khu đô thị ở Thái Nguyên, đứng sau Hoàng Đông Dương là ai?
Thủ tướng cân nhắc phê duyệt siêu dự án cảng trung chuyển hơn 113.000 tỷ đồng tại TP. HCM
'Ông trùm' vận tải biển Việt Nam muốn xây trung tâm logistics tại Ấn Độ