Bất động sản

Triển khai đồng loạt nhiều dự án, TP.HCM kỳ vọng 'lột xác' hạ tầng giao thông

Minh Châu 07/12/2023 11:52

Các dự án giao thông trọng điểm như cầu đường Nguyễn Khoái, cầu Cần Giờ, mở rộng đường Nguyễn Thị Định, Vĩnh Lộc… được người dân TP.HCM kỳ vọng sớm được "khơi thông".

Mới đây, tại kỳ họp chuyên đề tháng 12/2023, Sở GTVT TP.HCM đã đăng ký với UBND Thành phố trình HĐND Thành phố xem xét thông qua chủ trương đầu tư 10 dự án thuộc lĩnh vực giao thông như cầu đường Nguyễn Khoái, cầu Cần Giờ, đường vành đai 2, Nguyễn Thị Định, Vĩnh Lộc... Theo Sở GTVT, các dự án trọng điểm này đã có kế hoạch từ nhiều năm nhưng chưa thể triển khai vì nguồn lực đầu tư còn hạn chế.

Những cây cầu mang tính biểu tượng

Tại kỳ họp HĐND Thành phố chuyên đề tháng 12/2023, dự án cầu đường Nguyễn Khoái là một trong những dự án được Sở GTVT đăng ký với UBND Thành phố trình HĐND Thành phố xem xét thông qua chủ trương đầu tư.

Cầu đường Nguyễn Khoái có phần cầu dài gần 2,5km, phần đường dài hơn 2,3km. Dự án này có tổng mức đầu tư là 3.735 tỉ đồng từ ngân sách Thành phố. Dự kiến khởi công vào cuối năm 2024, hoàn thành vào năm 2027.

Dự án này đã được HĐND Thành phố thông qua chủ trương đầu tư năm 2016 với tổng mức đầu tư khoảng 1.250 tỉ đồng, quy mô khoảng 1km bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam (quận 7) tới điểm cuối là đường Bến Vân Đồn (quận 4). Tuy nhiên sau đó có nhiều kiến nghị thay đổi về quy mô dự án để phù hợp với nhu cầu giao thông, tăng hiệu quả khai thác nên chủ đầu tư đã đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư.

>>5 dự án BOT hơn 40.000 tỷ đồng được TPHCM giao cho Sở GTVT

z4948874871944_bf18a5b571566ddd6580b01684ebf305
Dự án cầu đường Nguyễn Khoái dự kiến khởi công vào cuối năm 2024, hoàn thành vào năm 2027.

Tương tự, là dự án xây dựng cầu Cần Giờ. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 10.500 tỉ đồng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự kiến, TP sẽ triển khai xây dựng cầu Cần Giờ vào năm 2025, hoàn thành vào năm 2028. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 7,3km (cầu Cần Giờ dài khoảng 2.975m; phần đường dẫn dài khoảng 4.324m). Vận tốc thiết kế là 60 km/giờ.

Địa điểm thực hiện Dự án tại huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ, trong đó điểm đầu tại vị trí nằm trên Đường 15B theo quy hoạch, cách rạch Mương Ngang khoảng 500m về phía Bắc và điểm cuối Dự án kết nối vào đường Rừng Sác tại lý trình Km2+100 trên đường Rừng Sác (cách bến phà Bình Khánh khoảng 2,1km về phía Nam).

Nhiều năm nay, người dân khu Nam TP mong sớm được triển khai dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ (nối Nhà Bè với huyện Cần Giờ), cầu đường Nguyễn Khoái (nối quận 7, quận 4 và quận 1) để việc đi lại của người dân được thuận tiện hơn.

cau-can-gio-1671592030754295035473
Dự án cầu Cần Giờ nối Nhà Bè với huyện Cần Giờ.

Mở rộng tuyến đường huyết mạch cửa ngõ TP.HCM

Dự án mở rộng đường Vĩnh Lộc (Hương lộ 80) lên 30m, dài 7,2km với tổng mức đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng cũng được Sở GTVT đăng ký với UBND TP để trình HĐND TP. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh làm chủ đầu tư.

Dự án có điểm đầu giao với đường Trần Văn Giàu (Tỉnh lộ 10) và điểm cuối giao với đường 2A (Khu công nghiệp Vĩnh Lộc). Dự án cũng mở rộng phạm vi nút giao đường Vĩnh Lộc – Trần Văn Giàu để bố trí các lối rẽ phải ra vào nút; đầu tư nút giao Ngã 5 (Vĩnh Lộc – Quách Điêu – Võ Văn Vân – Nguyễn Thị Tú), tổ chức giao thông đồng mức.

Dự án sẽ đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường theo quy hoạch, kết nối khu vực Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn, tổ chức giao thông chạy suốt hướng từ Bình Chánh đi Bình Tân, Hóc Môn và ngược lại. Dự án sẽ tăng cường an toàn giao thông, giảm kẹt xe, giảm tai nạn giao thông trên các tuyến đường trong khu vực, góp phần chỉnh trang đô thị và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Hiện nay, đường Vĩnh Lộc có bề rộng khoảng 7–8m với 2 làn xe. Lưu lượng phương tiện qua khu vực ngày càng lớn, dẫn đến thường xuyên ùn tắc giao thông trên tuyến. Đây cũng là điểm nghẽn về hạ tầng giao thông tại huyện Bình Chánh thời gian qua.

>>Đìu hiu hoang vắng những khu đất 'kim cương' cạnh sân bay Long Thành

400381518-878224937300540-6080-8266-7829-1700625737
Vị trí đường Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh.

Khơi thông hạ tầng kết nối cảng

Ở TP Thủ Đức, Sở GTVT cũng kiến nghị trình ba dự án. Thứ nhất là dự án vành đai 2 - đoạn 2 (từ nút Phạm Văn Đồng đến ngã tư Bình Thái). Dự án có chiều dài tuyến là 2,4km với tổng mức đầu tư hơn 4.543 tỉ đồng, đầu tư bằng ngân sách TP.

Dự án này đã nằm trong quy hoạch từ lâu, dự tính đầu tư theo hình thức BT nhưng khi hình thức BT tạm ngưng do vướng Luật thì dự án này bị đình lại. Đến năm 2023, UBND TP đã yêu cầu Sở GTVT, Ban Giao thông nghiên cứu đầu tư dự án theo phương án đầu tư công.

vd2-1-4688-1644665490
Dự án vành đai 2 - đoạn 2 (từ nút Phạm Văn Đồng đến ngã tư Bình Thái).

Thứ hai là dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp đến nút giao với đường Nguyễn Duy Trinh dài hơn 1km, với tổng mức đầu tư hơn 800 tỉ đồng. Trước đó, dự án này được mở rộng, tách ra làm dự án xây lắp và dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) riêng.

Tuy nhiên, từ tháng 9/2017 đến nay đường Đỗ Xuân Hợp mới chỉ mở rộng được một đoạn kết nối với cầu Nam Lý, đoạn còn lại kết nối về đường Nguyễn Duy Trinh vẫn chưa thể triển khai do vướng GPMB.

Theo Sở GTVT, trong kỳ họp HĐND TP lần này Sở sẽ trình thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Trong đó sẽ nhập phần GPMB và dự án xây lắp thành một dự án, đồng thời điều chỉnh tên chủ đầu tư từ Khu quản lý giao thông đô thị số 2 thành Ban Giao thông.

Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần kết nối đồng bộ với cầu Nam Lý, đường Đỗ Xuân Hợp đã mở rộng trước đó. Từ đó, kết nối liên thông với đường Nguyễn Duy Trinh để về khu vực cảng Phú Hữu, Cát Lái và khu công nghệ cao.

Thứ ba là dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy). Dự án này đã được HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư vào năm 2015 với tổng mức đầu tư phần xây lắp là 295 tỉ đồng, chi phí GPMB thực hiện dự án riêng.

>>Khi nào nhà ở có thời hạn được cấp sổ hồng?

dji0833-compressed-1-20230524155041283
Dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy).

Hiện TP. Thủ Đức cũng đã chi trả được 297/443 hồ sơ bị ảnh hưởng, với số tiền hơn 1.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, do thời gian bồi thường GPMB kéo dài dẫn đến hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường thay đổi, cộng với thay đổi chủ đầu tư nên cần phải trình HĐND TP điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Vì vậy, Sở GTVT cho biết tại kỳ họp HĐND TP lần này, dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định sẽ được trình để mở rộng đường từ 7m lên 30m, dài khoảng 2 km. Ban đầu dự án này có tổng mức đầu tư chỉ có 295 tỉ đồng, tuy nhiên sau nhiều năm chưa triển khai thi công đến nay mức đầu tư đã tăng lên 2.075 tỉ đồng. Giai đoạn triển khai được điều chỉnh từ 2016-2020 thành 2016-2026.

>> Đà Nẵng đấu giá 10.000m2 đất gần sông Hàn, dự kiến thu về cả tỷ đồng

Cận cảnh những dự án đắc địa 'đứng hình' hơn một thập kỷ tại Hà Nội

5 dự án BOT hơn 40.000 tỷ đồng được TPHCM giao cho Sở GTVT

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/trien-khai-dong-loat-nhieu-du-an-tphcm-ky-vong-lot-xac-ha-tang-giao-thong-d112609.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Triển khai đồng loạt nhiều dự án, TP.HCM kỳ vọng 'lột xác' hạ tầng giao thông
    POWERED BY ONECMS & INTECH