Thế giới

Trung Quốc lên kế hoạch phê duyệt thêm 100 lò phản ứng hạt nhân ngay trong thập kỷ tới

Thanh Lê 05/12/2024 - 07:07

Với tốc độ phát triển hiện tại, công suất năng lượng hạt nhân của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gần gấp 4 lần, đạt 200GW vào năm 2035, đủ để đáp ứng 10% nhu cầu điện.

Theo một nhóm vận động ngành, Trung Quốc có thể phê duyệt thêm 100 lò phản ứng hạt nhân trong thập kỷ tới, nhắm đến việc trở thành nhà vận hành và xuất khẩu công nghệ hạt nhân hàng đầu thế giới.

04b1b310-11a1-4d04-807d-5078ea304a94.jpeg
Bắc Kinh đặt mục tiêu phê duyệt 10 lò mới mỗi năm cho đến năm 2035

Sau khi phê duyệt kỷ lục 11 lò phản ứng trong năm 2024, Bắc Kinh đặt mục tiêu phê duyệt 10 lò mới mỗi năm cho đến năm 2035, theo ông Tiền Gia Thụ, Phó Tổng thư ký Hội Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc. Quốc gia này đang trên đà vượt qua Mỹ và Pháp để trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về sản xuất năng lượng hạt nhân vào cuối thập kỷ này.

Quốc gia này có số lượng lò phản ứng đang xây dựng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác sau khi phê duyệt 10 lò mỗi năm trong hai năm qua. Tuy nhiên, để duy trì tốc độ này trong thập kỷ tới, nước này có thể cần thêm vốn đầu tư từ khu vực tư nhân để tài trợ cho những nỗ lực chủ yếu do nhà nước dẫn dắt.

Với tốc độ phát triển hiện tại, công suất năng lượng hạt nhân của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gần gấp 4 lần, đạt 200GW vào năm 2035, đủ để đáp ứng 10% nhu cầu điện. Con số này có thể tăng gấp đôi lên 400GW vào năm 2060, cung cấp 16% tổng mức tiêu thụ điện.

Ngành năng lượng hạt nhân của Trung Quốc hiện đang có động lực mạnh mẽ, nhưng việc duy trì tốc độ hiện tại sẽ gặp nhiều thách thức. Đến nay, các lò phản ứng chủ yếu được xây dựng ở các khu vực ven biển, nhưng thiếu khu vực xây dựng sẽ yêu cầu các lò phản ứng được đặt sâu trong đất liền, nơi đối mặt với thách thức về ô nhiễm và quản lý nước. Đảm bảo an toàn cũng là yếu tố then chốt, bởi bất kỳ tai nạn nào đều có thể gây hậu quả chính trị nghiêm trọng và làm chậm quá trình phát triển.

Trong khi nhiều quốc gia khác đã giảm tốc độ triển khai năng lượng hạt nhân sau thảm họa Fukushima năm 2011, Trung Quốc vẫn kiên định với chiến lược của mình. Sự quan tâm của quốc tế đối với năng lượng không phát thải đã hồi sinh, và Bắc Kinh đang định vị mình trở thành nhà cung cấp và xuất khẩu công nghệ hạt nhân với chi phí thấp.

Trung Quốc hiện tập trung phát triển các công nghệ tiên tiến như lò phản ứng Hualong One (thế hệ thứ ba), lò phản ứng thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới, và lò phản ứng mô-đun Linglong One. Các công ty nhà nước như Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc đã thống trị ngành này nhiều năm qua.

Để đạt được những mục tiêu tham vọng, ngành năng lượng hạt nhân Trung Quốc đang kêu gọi cải cách nhằm thu hút nhiều đầu tư tư nhân hơn. Ông Tiền cho biết, tỷ lệ đầu tư ngoài nhà nước vào các công ty có thể tăng lên khoảng 50% từ mức 20% hiện nay, với kỳ vọng rằng sự kết hợp giữa các cổ đông sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư.

Theo BNN

>> Từ chối châu Âu, siêu cường năng lượng ‘bắt tay’ Trung Quốc xây dựng nhà máy điện hạt nhân trị giá 3,3 tỷ USD

Láng giềng Việt Nam tiếp nhận lò phản ứng hạt nhân từ Trung Quốc, khẳng định vị trí tiên phong ở Đông Nam Á

Trung Quốc xây lò phản ứng hạt nhân cung cấp năng lượng cho tàu sân bay

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/trung-quoc-len-ke-hoach-phe-duyet-them-100-lo-phan-ung-hat-nhan-ngay-trong-thap-ky-toi-131630.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Trung Quốc lên kế hoạch phê duyệt thêm 100 lò phản ứng hạt nhân ngay trong thập kỷ tới
    POWERED BY ONECMS & INTECH