Từng 'cháy hàng' mùa dịch, sản phẩm này lại gây sốt trở lại sau cảnh báo COVID-19
Sản phẩm này từng bị đẩy giá lên rất cao nhưng vẫn "cháy hàng".
Hiện nay, trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan...
Tại Hà Nội và TP.HCM ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng nhưng đa số trường hợp đều nhẹ và chưa phát hiện ổ dịch lớn.
Trước tình hình này, Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế đã phát đi công văn 708/KCB-NV 2025 về việc tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19.
Thông tin về COVID-19 “nóng” trở lại, khiến lượng khẩu trang bán ra trên chợ mạng Shopee cũng tăng. Theo dữ liệu từ nền tảng EcomHeat của YouNet ECI, trong hai tuần đầu tháng 5 (từ 4 đến 17-5), nhóm 15 gian hàng khẩu trang bán chạy nhất trên Shopee đã tiêu thụ hơn 140.500 sản phẩm, với tổng doanh thu đạt khoảng 6,6 tỉ đồng - tăng hơn 65% so với giai đoạn trước đó.
Theo khảo sát của báo Tuổi Trẻ, dù nhu cầu tăng cao song không xảy ra tình trạng khan hiếm, đẩy giá khẩu trang như trong thời điểm căng thẳng của đại dịch trước đây.
Hiện nay, các loại khẩu trang y tế 3 lớp, 4 lớp hoặc khẩu trang 3D có giá dao động từ 30.000-50.000 đồng/hộp (50 cái) trên các sàn thương mại điện tử, vẫn trong mức ổn định.
So với giai đoạn năm 2020, khi COVID-19 lần đầu bùng phát, nhiều loại khẩu trang bị đẩy giá lên cao tới 240.000 đồng/hộp, gấp 3-4 lần, thậm chí “cháy hàng” trên toàn thị trường.
>>Covid-19 tái bùng phát, Bộ Y tế gửi thông báo khẩn
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Để chủ động ứng phó với tình hình bệnh dịch COVID-19, bảo đảm thực hiện tốt việc khám, phát hiện, thu dung, điều trị người bệnh COVID-19, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành khẩn trương triển khai một số giải pháp sau:
1. Rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 của tỉnh, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo dự báo tình hình bệnh dịch, không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ.
2. Chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, khu vực cách ly, thiết bị y tế, vật tư y tế để tổ chức thu dung, cách ly, chẩn đoán, điều trị và thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm, đặc biệt là lây nhiễm qua đường hô hấp để hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Có giải pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, bệnh nặng, người cao tuổi,...), khu vực hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật… Đồng thời tăng cường công tác vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh bệnh phòng, bố trí sắp xếp khoa phòng thuận tiện, phù hợp tình hình dịch và bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp.
4. Nghiêm túc thực hiện việc báo cáo ca bệnh theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
>>FDA bất ngờ siết chặt quy định sử dụng vaccine Covid-19, sẽ hạn chế tiêm cho người trẻ?
Bộ Y tế phát cảnh báo rất quan trọng đến người dân
Thu nhập trong ngành dịch vụ đạt đỉnh, dẫn đầu xu hướng phục hồi hậu COVID-19