Điểm đến

Vãn cảnh ngôi chùa cổ cuối cùng của Việt Nam được vua ban Sắc tứ: Là công trình Phật Giáo có quy mô đồ sộ và lâu đời bậc nhất tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích lên tới 40.000m2

Hải Yến 22/12/2023 07:15

Đây là ngôi chùa được phong Sắc tứ cuối cùng ở Việt Nam, nổi tiếng nhất Tây Nguyên.

Chùa Sắc tứ Khải Đoan nằm ở đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chùa còn được người dân địa phương gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như chùa Lớn, chùa Tỉnh Hội,…

Chùa Sắc tứ Khải Đoan hay còn gọi là Khải Đoan tự, được xây dựng theo hình chữ “tam” ( 三 ) gồm phía trước cổng tam quan; giữa là chánh điện và phía sau là nhà hậu tổ.

Chùa Sắc tứ Khải Đoan hay còn gọi là Khải Đoan tự, được xây dựng theo hình chữ “tam” ( 三 ) gồm phía trước cổng tam quan; giữa là chánh điện và phía sau là nhà hậu tổ.

Chùa được Đoan Huy Hoàng Thái Hậu Hoàng Thị Cúc (chính phi của vua Khải Định, thân mẫu vua Bảo Đại) khởi công xây dựng vào năm 1951 với tổng diện tích lên tới 4 hecta và được đặt tên “Khải Đoan” là 2 chữ đầu của vua Khải Định và Đoan Huy Hoàng Thái Hậu.

Chùa được Đoan Huy Hoàng Thái Hậu Hoàng Thị Cúc (chính phi của vua Khải Định, thân mẫu vua Bảo Đại) khởi công xây dựng vào năm 1951 với tổng diện tích lên tới 4 hecta và được đặt tên “Khải Đoan” là 2 chữ đầu của vua Khải Định và Đoan Huy Hoàng Thái Hậu.

Ngôi chùa được Đoan Huy Hoàng Thái Hậu Hoàng Thị Cúc (chính phi của vua Khải Định, thân mẫu vua Bảo Đại) cho khởi dựng năm 1951 trên khu đất do bà hiến cúng. Năm 1953, nhân ngày lễ an vị lạc thành nhà Hậu Tổ, chùa được sắc phong là “Sắc tứ Khải Đoan” dưới đời vua Bảo Đại. Dưới triều đại phong kiến, sắc tứ là tờ lệnh của vua ban cho một ngôi chùa hay một người, một sự vật đặc biệt nào đó. Dưới triều Nguyễn, những ngôi chùa được sắc tứ thường là một danh thắng có tiếng, có quy mô lớn, được trang trí lộng lẫy, nguy nga.

Trên dải đất Tây Nguyên nắng gió, chùa Sắc tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên được tiến hành xây dựng, và là công trình Phật Giáo có quy mô lớn, đồ sộ cũng như lâu đời bậc nhất tại tỉnh Đắk Lắk.

Theo Thượng tọa Thích Châu Quang - trụ trì chùa Khải Đoan, ngôi chùa được khởi công xây dựng từ năm 1951, đến năm 1953 thì hoàn thành. Khi đó ngôi chùa vẫn chỉ khá thô sơ. Tên của ngôi chùa được đặt theo sự kết hợp giữa tên của Hoàng Đế Khải Định và Hoàng Thái Hậu Đoan Huy. Chùa Khải Đoan đã trải qua khá nhiều lần trùng tu vào năm 2012, 2015...

Chánh điện với diện tích 320m2 với cấu trúc 2 tầng...

Chánh điện với diện tích 320m2 với cấu trúc 2 tầng...

Chùa Sắc tứ Khải Đoan được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc cung đình Huế, kết hợp tinh tế, hài hòa với phong cách nhà sàn đặc trưng vùng Tây Nguyên và nhà dài của người Ê Đê. Các gian của chùa được xây nối tiếp nhau, không quá cao nhưng rất rộng, lớn tạo nên thế vững chãi.

Chùa được xây dựng theo hình chữ “tam” gồm phía trước là cổng tam quan, giữa là chánh điện và phía sau là nhà hậu tổ.

...thờ Phật A Di Đà và đức Phật Thích Ca.

...thờ Phật A Di Đà và đức Phật Thích Ca.

Xung quanh điện thờ là các hành lang rộng với các vách bằng gỗ và được chạm trổ công phu.

Xung quanh điện thờ là các hành lang rộng với các vách bằng gỗ và được chạm trổ công phu.

Bên hữu chánh điện còn có căn phòng được ví như “tàng kinh các” của Khải Đoan tự.

Bên hữu chánh điện còn có căn phòng được ví như “tàng kinh các” của Khải Đoan tự.

Bên phải chánh điện còn đặt lầu chuông treo đại hồng chung có kích thước cao 1,15m; chu vi đáy 2,7m; nặng 380kg.

Bên phải chánh điện còn đặt lầu chuông treo đại hồng chung có kích thước cao 1,15m; chu vi đáy 2,7m; nặng 380kg.

Điểm đặc biệt nhất của chùa Sắc tứ Khải Đoan là khu vực chính điện. Nửa trước xây dựng theo kiểu nhà dài của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Nửa sau được làm theo phong cách hiện đại hơn nhưng vẫn giữu được nét cung đình thời xưa. Bên trong chính điện có dựng những cột gỗ lim to lớn và vững chãi. Bên cạnh đó, tượng Phật Thích Ca uy nghi xuất hiện nổi bật giữa chính điện được chế tác hoàn toàn bằng đồng, chiều cao lên đến 1,1m; phần đài sen phía dưới được làm bằng gỗ quý, mọi đường nét chạm khắc đều được tạo ra dưới đôi bàn tay nghệ nhân tỉ mỉ, công phu.

Phía sau chánh điện là nhà hậu tổ, ...

Phía sau chánh điện là nhà hậu tổ, ...

...nơi để di ảnh những vị hòa thượng trụ trì cũng như những vị cao tăng có nhiều đóng góp cho Phật giáo ở Tây Nguyên.

...nơi để di ảnh những vị hòa thượng trụ trì cũng như những vị cao tăng có nhiều đóng góp cho Phật giáo ở Tây Nguyên.

Một lối cầu thang dẫn lên nơi thờ tự.

Một lối cầu thang dẫn lên nơi thờ tự.

Hoa văn trên mái ngói Khải Đoan tự.

Hoa văn trên mái ngói Khải Đoan tự.

Vật liệu xây dựng chùa chủ yếu là gỗ. Màu nâu trầm của gỗ tạo nên khung cảnh trầm mặc, cổ kính cho chùa Khải Đoan. Trong chùa cũng có rất nhiều những bức điêu khắc các hình ảnh Đức Phật, La Hán, Bồ Tát và những hoa văn mang màu sắc Phật giáo tinh xảo, kỳ công.

Chùa Sắc tứ Khải Đoan đã trở thành nơi dừng chân của nhiều tăng ni Phật tử cũng như khách thập phương ghé đến cầu ước điều bình an.

Chùa Sắc tứ Khải Đoan đã trở thành nơi dừng chân của nhiều tăng ni Phật tử cũng như khách thập phương ghé đến cầu ước điều bình an.

Dù đã được trùng tu khá nhiều lần cũng như xây mới thêm các hạng mục, thế nhưng chùa Sắc tứ Khải Đoan vẫn giữ được cái hồn của một ngôi chùa cổ. Hiện nay, chùa không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo lớn mà còn là điểm du lịch thu hút rất đông du khách ghé thăm khi đến Tây Nguyên.

*Ảnh: Báo Lao Động.

>> Khám phá ngôi chùa sở hữu hệ thống 10.000 tượng Phật, đài sen gồm 1.000 cánh bằng đồng dưới chân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được chế tác tinh xảo

Ngôi chùa cổ huyền bí do 'trời xây dựng' nằm sâu trong hang núi, bị lãng quên hàng chục năm bất ngờ được hồi sinh

Ngôi chùa được bao quanh bởi 8 ngọn núi, xây dựng trên ‘thung lũng của Mãng xà vương’ với diện tích hơn 150ha, nắm giữ nhiều kỷ lục thế giới nhất xứ mặt trời mọc

Ngôi chùa 700 năm tuổi được tôn vinh cổ nhất miền Trung rộng gần 10.000m2, là Di tích lịch sử quốc gia

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/van-canh-ngoi-chua-co-cuoi-cung-cua-viet-nam-duoc-vua-ban-sac-tu-la-cong-trinh-phat-giao-co-quy-mo-do-so-va-lau-doi-bac-nhat-tinh-dak-lak-tong-dien-tich-len-toi-40000m2-d113328.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vãn cảnh ngôi chùa cổ cuối cùng của Việt Nam được vua ban Sắc tứ: Là công trình Phật Giáo có quy mô đồ sộ và lâu đời bậc nhất tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích lên tới 40.000m2
POWERED BY ONECMS & INTECH