Xã hội

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách Hà Nội chỉ hơn 60km

Thùy Dung 28/11/2024 - 15:08

Ngày 2/12/1992, văn miếu này chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3959/VH/QĐ của Bộ Văn hóa và Thông tin.

1.jpg

Nằm bên dòng sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, Văn miếu Xích Đằng là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến thuộc địa phận phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, các Hà Nội khoảng hơn 60km. Vào thế kỷ 17, để chấn hưng đạo Nho, triều đình nhà Lê đã thành lập nhiều trường học ở các trấn, ngoài trường Quốc Tử Giám ở kinh thành. Trấn Sơn Nam khi đó bao gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất của Hà Nội, Hưng Yên cũng không nằm ngoài kế hoạch này. Văn miếu Sơn Nam sau này được gọi là Văn miếu Xích Đằng được xây dựng với hai mục đích chính là thờ tự các bậc hiền nho và làm nơi tổ chức các kỳ thi Hương, sát hạch thí sinh trước khi dự thi cấp quốc gia.

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 2
Văn miếu Xích Đằng là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên. Ảnh: PV

Sau năm 1831, khi địa giới hành chính thay đổi, Văn miếu Xích Đằng trở thành Văn miếu của tỉnh Hưng Yên. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), công trình được đại tu trên nền chùa cổ Nguyệt Đường (còn gọi là chùa Xích Đằng) thuộc làng Xích Đằng, xã Hiến Nam, thị xã Hưng Yên. Đây từng là trung tâm của phủ Khoái Châu, nay thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên. Từ đó đến nay, Văn miếu Xích Đằng vẫn giữ được diện mạo và quy mô cơ bản từ lần trùng tu này, trở thành một phần quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của Hưng Yên.

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 3
Văn miếu Xích Đằng vẫn giữ được diện mạo và quy mô cơ bản từ lần trùng tu từ năm 1839. Ảnh: PV

Theo Từ điển Địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý và Nguyễn Thành Chương, Văn miếu Xích Đằng là một trong sáu Văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam, đồng thời là một trong hai Văn miếu lâu đời nhất cả nước, chỉ đứng sau Văn miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội.

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 4
Toàn cảnh Văn miếu Xích Đằng khi nhìn từ Tam quan. Ảnh: PV

Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Văn miếu Xích Đằng đã ghi danh 161 vị đại khoa, là minh chứng cho tinh thần hiếu học và truyền thống trọng tri thức của người dân Hưng Yên - vùng đất này từng được mệnh danh là "Nhất Kinh Kỳ, Nhì Phố Hiến". Di tích chính là biểu tượng văn hóa đặc sắc, gắn liền với sự phát triển của đạo Nho tại đây.

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 5
Tam quan Văn miếu Xích Đằng khi nhìn từ phía trong khuôn viên. Ảnh: PV

Khuôn viên Văn miếu Xích Đằng rộng 6.000m², bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo như Tam quan, lầu chuông, lầu khánh, hai dãy tả - hữu vu, khu chính và khu tháp thờ. Tam quan (hay còn gọi là cổng Nghi môn) là điểm nhấn tiêu biểu với lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái, bên trên có lầu gác. Đây là một trong những nét kiến trúc đặc trưng còn được bảo tồn tại các Văn miếu ở Việt Nam. Hai bên Tam quan có hai bục loa, nơi từng được sử dụng để xướng danh sĩ tử và thông báo các quy định trong kỳ thi Hương.

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 6
Văn miếu Xích Đằng là lầu chuông thay thế cho lầu trống thường thấy ở Văn miếu Quốc Tử Giám. Ảnh: PV

Điểm khác biệt nổi bật tại Văn miếu Xích Đằng là lầu chuông thay thế cho lầu trống thường thấy ở Văn miếu khác như Văn miếu Quốc Tử Giám. Tiếng chuông và tiếng khánh vang lên không chỉ để báo hiệu giờ thi bắt đầu hoặc kết thúc, mà còn mang ý nghĩa tri ân các bậc hiền nho trong các dịp lễ hội. Hai chiếc chuông và khánh này được đúc từ thế kỷ 18 là những di vật quý giá chứa đựng giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc.

Cách bài trí tại Văn miếu Xích Đằng cũng mang nét đặc trưng riêng khi tượng thầy giáo Chu Văn An được đặt trang trọng tại khu đại bái, trong khi tượng Đức Khổng Tử cùng các vị chư hiền nho gia được thờ trong hậu cung. Cách sắp xếp này thể hiện lòng kính trọng và sự ngưỡng mộ sâu sắc dành cho ‘vạn thế sư biểu’ Chu Văn An.

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 7
Tượng thờ Chu Văn An được đặt ở khu vực đại bái của văn miếu. Ảnh: PV
2.jpg

Hiện vật đáng chú ý nhất tại Văn miếu Xích Đằng là chín tấm bia đá, trong đó tám tấm được dựng vào năm Đồng Khánh 1888 và một tấm dựng vào năm Bảo Đại 1943. Các tấm bia ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam Thượng, bao gồm 138 vị thuộc Hưng Yên và 23 vị thuộc Thái Bình. Những tấm bia này không chỉ là tư liệu lịch sử quý giá mà còn minh chứng cho truyền thống hiếu học và những thành tựu giáo dục đáng tự hào của vùng đất này.

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 9
Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 10
9 tấm bia đá cổ ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam Thượng còn được lưu giữ tới nay tại Văn miếu Xích Đằng. Ảnh: PV

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Văn miếu Xích Đằng từng là cơ sở hoạt động cách mạng bí mật, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập. Đây là nơi Trung ương, Xứ ủy và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức các hoạt động quan trọng. Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ năm 1970 đến 1973, Văn miếu trở thành địa điểm sơ tán và sản xuất của Nhà máy Cơ khí 1.5. Sau khi nhà máy di dời, Hợp tác xã thôn Xích Đằng tiếp quản nơi này và chuyển đổi thành cơ sở dệt thảm xuất khẩu.

Tuy nhiên, trải qua thời gian và những thay đổi trong công năng sử dụng, Văn miếu Xích Đằng đã dần rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều hạng mục kiến trúc quan trọng bị hư hại, như mái nhà Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Các đầu đao, cột đồng bị gãy, đường Thập đạo bong tróc và nhiều đồ tế tự bị thất lạc. Khu nội tự cũng chịu nhiều tổn thất khi bị sử dụng sai mục đích, trở thành nơi sản xuất, trường học và bị người dân lấn chiếm xây nhà.

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 11
Tượng thờ Khổng Tử tại khu vực hậu cung của văn miếu. Ảnh: PV

Ngày 2/12/1992, Văn miếu Xích Đằng chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3959/VH/QĐ của Bộ Văn hóa và Thông tin khi ấy. Nhận thức rõ giá trị văn hóa và lịch sử của di tích này, từ năm 1995 đến 1996, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã triển khai giai đoạn I của Dự án bảo tồn và tôn tạo quần thể di tích Phố Hiến, trong đó có Văn miếu Xích Đằng. Các hạng mục quan trọng được phục hồi bao gồm Tiền tế, Trung từ, Hậu cung, Tả vu, Hữu vu, lầu chuông, lầu khánh, cổng Tam quan và hệ thống sân đường Thập đạo trước tòa Tiền tế.

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 12
Hậu cung văn miếu. Ảnh: PV

Sau khi tỉnh Hưng Yên được tái lập vào năm 1997, Văn miếu Xích Đằng tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa và Thông tin, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của di tích. Những hoạt động này không chỉ giúp bảo vệ di sản quý giá mà còn góp phần làm nổi bật ý nghĩa lịch sử và văn hóa của Văn miếu Xích Đằng trong đời sống tinh thần của người dân và văn hóa dân tộc. Đến ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2408/QĐ-TTg, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho Khu di tích Phố Hiến, bao gồm Văn miếu Xích Đằng và 15 di tích khác trên địa bàn TP. Hưng Yên.

3.jpg

Trải qua hơn 400 năm lịch sử với nhiều biến chuyển của thời đại, Văn miếu Xích Đằng vẫn luôn là biểu tượng đầy tự hào của mảnh đất Phố Hiến và đại diện cho tinh thần hiếu học của bao thế hệ người dân Hưng Yên.

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 14
Mỗi góc của Văn miếu Xích Đằng đều in đậm dấu ấn thời gian. Ảnh: PV

Sinh ra và gắn bó gần trọn đời với mảnh đất này, cụ Nguyễn Minh Tuấn, 85 tuổi, không giấu được niềm tự hào khi nhắc đến biểu tượng văn hóa và lịch sử quê hương. Với cụ và nhiều người con xứ nhãn khác, đây không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính cần được bảo tồn, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử quý giá của vùng đất Phố Hiến.

“Vào mỗi dịp đầu xuân, tôi cùng con cháu đều tới thăm Văn miếu Xích Đằng, xin chữ đầu năm và tham gia lễ hội. Thói quen này đã được gia đình tôi duy trì suốt nhiều năm qua và trở thành một nét văn hóa đáng tự hào. Tôi hy vọng các con cháu sẽ tiếp tục giữ gìn thói quen này, truyền lại cho các thế hệ sau để ai cũng biết đến và có trách nhiệm bảo tồn vẻ đẹp văn hóa của quê hương Phố Hiến”, cụ Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ thêm.

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 15
Mỗi độ xuân về, rất đông người dân Hưng Yên cùng các em học sinh về văn miếu cầu may, xin chữ mong công việc học hành và thi cử tốt đẹp, thành công, đỗ đạt trong năm mới. Ảnh: Báo Xây dựng

Không những vậy, Văn miếu Xích Đằng giờ đây còn trở thành một địa chỉ du lịch khoa bảng tiêu biểu bên bờ sông Hồng và là điểm đến cầu may mắn, thành công cho các thế hệ sĩ tử. Em Nguyễn Duy Cảnh, học sinh lớp 12 Trường THPT Đức Hợp, chia sẻ: "Trước mỗi kỳ thi quan trọng, em đều cùng mẹ đến Văn miếu Xích Đằng dâng lễ cầu may, mong gặp may mắn và đạt được điểm số cao. Khi đến Văn miếu, em cảm nhận thấy không khí linh thiêng, trang trọng và những dấu ấn xưa cũ, cổ kính được các thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay. Tìm về những di tích như Văn miếu Xích Đằng là một cách để tìm về lịch sử, tìm về cội nguồn để thêm yêu và gắn bó với mảnh đất quê hương mình”.

Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 60km - ảnh 16
Tục xin chữ đầu năm tại Văn miếu Xích Đằng. Ảnh: Báo Xây dựng

Hàng năm, vào dịp mùng 4-5 Tết, lễ hội Văn miếu được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động ý nghĩa như cho chữ đầu xuân, tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp và hát ca trù. Vào những dịp đặc biệt như khai giảng năm học mới hay Ngày Nhà giáo Việt Nam, Văn miếu còn tổ chức lễ báo công để vinh danh học sinh nghèo vượt khó, những em đạt thành tích xuất sắc trong học tập và các thầy cô có đóng góp lớn trong giảng dạy. Những hoạt động này không chỉ khuyến khích tinh thần học tập, mà còn lan tỏa ý nghĩa của sự nỗ lực và lòng biết ơn đối với truyền thống tôn sư trọng đạo.

>> Công trình biểu tượng của Thủ đô được in trên vé tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, người Hà Nội chưa chắc đã biết hết ý nghĩa, có cả Luật quy định

Tuyến đường vận tải quân sự huyền thoại của Việt Nam được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Ngôi chùa cổ hơn 700 năm tuổi được coi là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, lưu giữ kho mộc bản với 3.050 bản ván khắc, được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/van-mieu-hon-400-tuoi-lau-doi-thu-hai-tai-viet-nam-nam-tai-trung-tam-vung-thuong-cang-sam-uat-bac-nhat-mot-thoi-cach-trung-tam-ha-noi-chi-hon-60km-131149.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Văn miếu hơn 400 tuổi lâu đời thứ hai tại Việt Nam, nằm tại trung tâm vùng thương cảng sầm uất bậc nhất một thời, cách Hà Nội chỉ hơn 60km
    POWERED BY ONECMS & INTECH