Quốc tế

Vì sao cả thế giới lo 'bão giá' nhưng Trung Quốc lại chìm trong giảm phát?

Khánh Minh 25/01/2024 12:12

Trong khi rất nhiều nền kinh tế trên thế giới đang đứng trước nguy cơ lạm phát thì Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất thế giới, lại đang phải trải qua làn sóng giảm phát kéo dài.

Trong thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang đối mặt với một giai đoạn giảm phát có vẻ sẽ còn kéo dài hơn nữa. Xu hướng giảm phát này đặc biệt dễ thấy trong các chỉ số kinh tế chính, bao gồm chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giảm phát GDP. Sự giảm giá của hàng hóa được gây ra do lượng cầu suy yếu, dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đà tăng trưởng trong năm 2024.

pasted-image-0.png
Ảnh: Các thành phần trong giỏ hàng tính Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - phản ánh sự thay đổi giá cả trong giỏ hàng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng - đã có chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 2009.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) - phản ánh sự thay đổi giá của các sản phẩm công nghiệp được bán bởi các nhà sản xuất đã liên tục giảm trong hơn 1 năm qua.

Trong khi đó chỉ số giảm phát GDP - một chỉ số không chính thức được tính bằng sự khác biệt giữa tăng trưởng GDP danh nghĩa và tăng trưởng GDP thực điều chỉnh theo lạm phát - hiện đang trải qua chuỗi giảm dài nhất trong khoảng 25 năm.

"Thủ phạm" thịt heo

Giá thực phẩm, đặc biệt là thịt heo, giảm mạnh (25% trong tháng trước) đang là nguyên nhân chủ chốt gây ra đợt giảm giá hàng tiêu dùng hiện nay. Sự giảm giá này liên quan đến những yếu tố như thừa cung thịt heo do việc mở rộng đàn. Đồng thời những ảnh hưởng của đại dịch Covid năm 2022 đến vận chuyển khiến giá thịt heo năm ngoái tăng vọt, dẫn đến sự so sánh thực chất là hơi khập khiễng.

im-911528.jpg
Ảnh: Giá thịt heo đã giảm mạnh từ đỉnh trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Không chỉ hàng tiêu dùng, các ngành khác cũng đang phải chật vật đấu tranh với đợt giảm phát hiện nay. Giá ô tô ở Trung Quốc đã sụt giảm rất mạnh, một hệ quả của cuộc chiến giá cả giữa các nhà sản xuất xe hơi như Tesla và BYD. Theo thống kê, có thời điểm đã có tới gần 900 mẫu xe đồng loạt giảm giá hơn 5%.

Chỉ số giảm phát GDP âm trong năm 2023, với ngành sản xuất phải chịu sự giảm giá mạnh nhất. Mặc dù người tiêu dùng trên khắp thế giới được hưởng lợi, điều này có thể gây ra sức ép quá mức lên những thương hiệu nội địa, tới mức có thể gây ra căng thẳng thương mại.

Trong bức tranh giảm phát đang bao trùm kinh tế Trung Quốc, vẫn có một vài "đốm sáng". Ngành dịch vụ có dấu hiệu nhỏ của lạm phát, với các lĩnh vực như giáo dục, điều trị y tế và giao hàng thực phẩm tăng giá 1% trong tháng 12.

Giảm phát ở Trung Quốc kéo dài đến bao giờ?

Nhiều nhà phân tích dự đoán Trung Quốc sẽ đạt mức lạm phát trung bình là 1,4% trong năm 2024, mặc dù một số người vẫn nghi ngờ về tính khả thi của dự đoán này. Một số tổ chức như Barclays, UBS và Nomura dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức dưới 1%, với lo ngại về việc chỉ số điều chỉnh lạm phát của GDP có thể lại một lần nữa ghi nhận số âm trong năm 2024.

Chính phủ Trung Quốc coi đợt giảm phát này chỉ là nhất thời, đồng thời nhấn mạnh rằng có cơ sở vững chắc để tin vào sự hồi phục của giá cả hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, các nỗ lực để kiểm soát giảm phát, bao gồm cắt giảm lãi suất và điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại, đã gặp phải những hạn chế.

Người ta đang kêu gọi chính quyền thực hiện các chính sách quyết liệt hơn. Trong bối cảnh nhạy cảm như hiện tại, việc ổn định thị trường bất động sản được xem là một biện pháp quan trọng để tăng cường niềm tin của người tiêu dùng và khuyến khích chi tiêu.

Với một thị trường tỷ dân như Trung Quốc, sự suy yếu trong lực cầu nội địa rất có thể sẽ kéo theo việc cắt giảm hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và làm giảm du lịch quốc tế, khiến cho vấn đề giảm phát tại nước này trở thành một vấn đề toàn cầu.

>> Trung Quốc ghi nhận chuỗi giảm phát dài nhất kể từ năm 1999

Quỹ đầu cơ Singapore chưa từng lỗ nhưng lại phải đóng cửa vì cố 'bắt đáy' chứng khoán Trung Quốc

Trung Quốc chưa bao giờ thua xa Mỹ đến vậy: Vốn hóa TTCK thấp hơn 38.000 tỷ USD so với chứng khoán Mỹ

Cả thế giới lo bão giá nhưng Trung Quốc lại tiếp tục chìm trong giảm phát

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vi-sao-ca-the-gioi-lo-bao-gia-nhung-trung-quoc-lai-chim-trong-giam-phat-220909.html?gidzl=AG5LQ4BCKaOX75PfIzHJI2CQLMPNtLXFEXHKPb3SLHff45Ct0eW26ZjE031GYLGPCqG0OpLQ_ZKOGSnLGG
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vì sao cả thế giới lo 'bão giá' nhưng Trung Quốc lại chìm trong giảm phát?
POWERED BY ONECMS & INTECH