Viettel trả hơn 7500 tỷ đồng để lấy được “băng tần vàng” 5G

08-03-2024 22:41|Thái Khang

Tối ngày 8/3/2024, Viettel thông báo đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500-2600 MHz trong vòng 15 năm tới, với mức giá hơn 7500 tỷ đồng.

dau gia tan so.jpg
Viettel đã trả hơn 7500 tỷ đồng để vượt qua các đối thủ khác lấy được “băng tần vàng” 5G. Đây là mức giá cao hơn mức giá mà các chuyên gia đã dự báo trước đó.  

Viettel sẽ sớm khai trương mạng 5G toàn quốc

Như vậy, Viettel đã trả hơn 7500 tỷ đồng để vượt qua các đối thủ khác lấy được “băng tần vàng” 5G. Đây là mức giá cao hơn mức giá mà các chuyên gia đã dự báo trước đó.  

Đại diện Viettel cho biết, đối với nhà mạng này, băng tần 2500-2600 MHz có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đây là băng tần hiệu quả để Viettel triển khai đồng thời cho cả mạng di động 4G và mạng di động 5G, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ 4G hiện nay và chính thức cung cấp dịch vụ 5G. Đây cũng là băng tần tối ưu được vùng phủ với bán kính gấp 1,3 lần so với băng tần band C (3500 MHz).

Việc Viettel trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để triển khai mạng di động 5G là điều kiện cần thiết để Viettel đồng hành cùng xu thế phát triển về công nghệ viễn thông của thế giới, tiếp tục phát triển mạng 4G và chuyển đổi sang công nghệ 5G. Bên cạnh đó, đây còn là lộ trình để thúc đẩy phát triển hạ tầng số quốc gia, hệ sinh thái dịch vụ số, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động.

>> Sau băng 2600 MHz, Bộ TT&TT sẽ đấu giá băng tần 3700 MHz cho 5G

Hiện tại, các thiết bị 5G do Viettel nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng để chạy triển khai trên băng tần 2500-2600 MHz. Viettel dự kiến sẽ khai trương mạng 5G trên toàn quốc trong thời gian sớm nhất.

Thương mại hoá 5G năm 2024 là phù hợp

Ông Đoàn Quang Hoan, Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam nhấn mạnh, công nghệ 5G đang là xu hướng tất yếu của thông tin di động thế giới và Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này.

Theo đánh giá của ông Đoàn Quang Hoan, việc chọn thời điểm năm 2024 để Việt Nam thương mại hoá 5G là rất phù hợp, không đi đầu, nhưng cũng không quá muộn.

Để thương mại hoá 5G, việc đầu tiên Nhà nước cần làm là cấp phép sử dụng băng tần chính thức cho các doanh nghiệp để thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ. Cấp phép băng tần 5G phải thực hiện bằng hình thức đấu giá tần số.

Cho biết, việc cấp phép tần số bằng hình thức đấu giá không phải là chính sách mới hoàn toàn mà đã được quy định trong Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, ông Đoàn Quang Hoan phân tích, việc này nhằm 2 mục tiêu: Minh bạch hóa quy trình cấp phép tần số quý hiếm và thu tiền sử dụng tài nguyên cho ngân sách.

“Mục tiêu quan trọng nhất là minh bạch quy trình để cấp phép sử dụng cho những doanh nghiệp đủ năng lực sử dụng hiệu quả tài nguyên quý hiếm này, đảm bảo cho thị trường thông tin di động phát triển tốt và cạnh tranh lành mạnh”, ông Đoàn Quang Hoan nói.

Bà Vũ Thu Hiền, Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số, Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, trong giai đoạn đầu triển khai 5G, băng tần tần trung là băng tần quan trọng nhất, sẽ giúp bổ trợ, giảm tắc nghẽn cho 4G. Cũng vì lý do này, Hiệp hội Di động toàn cầu cũng đã thống kê và đánh giá có 71% các mạng 5G trên thế giới đã triển khai ở băng tần tầm trung.

Cũng theo đại diện Cục Tần số vô tuyến điện, sau khi đấu giá xong băng tần tầm trung, Bộ TT&TT sẽ đánh giá nhu cầu của thị trường để thực hiện việc đấu giá tiếp các băng tần khác. Chia sẻ mục tiêu đặt ra trong lần đấu giá tần số cho 5G sắp tới, bà Vũ Thu Hiền nhấn mạnh: Mục tiêu chính là để Việt Nam sớm có được băng tần 5G, cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động băng rộng đến người dân, giúp cho việc phát triển hạ tầng số Việt Nam.

Theo Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu là 100 Mbps cho mạng 5G, đến năm 2030, mạng 5G phủ sóng 99% dân số. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, năm 2024 là thời điểm chín muồi để cấp phép băng tần thương mại hóa 5G.

Bộ TT&TT đã đưa ra định hướng, năm 2024 là năm phổ cập hạ tầng số. Hạ tầng số Việt Nam phải có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa và đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số. 

>> Nhà mạng chuẩn bị cho cuộc chạy đua đấu giá tần số 5G ngày 8/3

Bộ TT&TT trao giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G cho Viettel và VNPT

Chất lượng dịch vụ di động sẽ tăng lên sau đấu giá tần số

Sẽ xem xét, tổ chức đấu giá lại băng tần 3800-3900 MHz cho 5G

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/viettel-tra-hon-7500-ty-dong-de-lay-duoc-bang-tan-vang-5g-2257552.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Viettel trả hơn 7500 tỷ đồng để lấy được “băng tần vàng” 5G
POWERED BY ONECMS & INTECH