Vinalines (UpCOM: MVN) cho biết nguyên nhân đặt mục tiêu đi lùi là do công ty con CTCP Đại lý Hàng hải Việt Nam (VSA) giảm mạnh hoạt động đại lý vận tải hàng không do có biên lợi nhuận thấp đồng thời dự báo cước vận tải biển năm 2022 sẽ giảm.
Cụ thể, năm 2022, MVN sẽ đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 12.511 tỷ đồng - giảm 13% so với thực hiện năm 2021 và lợi nhuận trước thuế đạt 2.518 tỷ đồng - giảm 31%. Kế hoạch sản lượng biển trong năm đạt 19,36 triệu tấn - giảm 15% và thông qua cảng 132,68 triệu tấn - tăng 5%.
Về nguyên nhân mục tiêu đi lùi, MVN cho biết do công ty con CTCP Đại lý Hàng hải Việt Nam (VSA) giảm mạnh hoạt động đại lý vận tải hàng do không có biên lợi nhuận thấp, đồng thời cũng dự báo cước vận tải biển năm 2022 sẽ giảm.
Ngoài ra, Công ty VIMC Logistics cũng giảm doanh thu thu trả hộ từ hoạt động đại lý hãng tàu và giảm doanh thu dự án.
Một nội dung đáng chú ý là công ty sẽ trình cổ đông phương án chào bán 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đáp ứng điều kiện là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Số lượng nhà đầu tư không vượt quá 100. Cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Tổng giá trị chào bán theo mệnh giá là 1.000 tỷ đồng. Nếu phương án phát hành thành công, vốn điều lệ của VIMC sẽ tăng từ gần 12.006 tỷ đồng lên 13.006 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/4/2022, cổ phiếu MVN giảm 1,69% xuống mức 35.000 đồng. Khối lượng giao dịch trung bình phiên đạt hơn 3.800 đơn vị.
Cổ phiếu của 'ông lớn' vận tải Việt tăng trần sau cú bắt tay với đối tác từ Trung Quốc và Trung Đông
Vinalines (VIMC) gặt quả ngọt sau 10 năm tái cấu trúc: Lãi gần 11.400 tỷ, hết lỗ lũy kế