Chứng khoán

Vosco (VOS): Mặt sau của một bản BCTC đẹp

Quốc Trung 17/07/2024 11:08

Cổ phiếu Vosco (VOS) thường tăng trong các tháng 6; lợi nhuận sau thuế của công ty thường "phình to" trong các quý II (ngoại trừ năm 2023). Vì sao?

Sau phiên giảm mạnh ngày 16/7, đầu phiên sáng 17/7, cổ phiếu VOS của CTCP Vận tải biển Việt Nam - Vosco (sàn HoSE) tiếp tục giảm mạnh gần 6% về dưới mốc 19.000 đồng. Lực bán gia tăng khi chỉ sau 1h giao dịch đã có 3,9 triệu cổ phiếu được khớp lệnh - gần bằng mức trung bình 20 phiên.

Hơn 62% trong số này được bán ra chủ động. Chỉ sau 7 phiên, cổ phiếu VOS tạm ghi nhận mức giảm gần 14% từ mức cao nhất 27 tháng.

Thống kê giao dịch của các nhóm đầu tư, khối ngoại hiện là bên bán ra chủ lực ở cổ phiếu VOS trong đó có 3 phiên bán ròng gần nhất. Ngược lại, giao dịch của nhà đầu tư cá nhân và tổ chức diễn ra khá cân bằng song vẫn nhỉnh hơn về phía mua. Vị thế giao dịch của các dòng tiền lớn phần nào hạ nhiệt trong hai phiên gần nhất. RSI cũng điều chỉnh về mức trung tính 50.

Cổ phiếu VOS bắt đầu chịu áp lực chốt lời trong gần hai tuần trở lại đây sau khi đã tăng 130% chỉ sau 2,5 tháng trước đó. Đây cũng là diễn sau khi Vosco công bố kết quả kinh doanh quý II/2024 với khoản lãi sau thuế tăng hơn 26.000%.

Cổ phiếu VOS đều tăng mạnh trong các quý II

Một điều không phải ai cũng nhận ra là cổ phiếu VOS thường tăng trong các tháng 6 của những năm trở lại đây, qua đó kết thúc quý II tương đối "viên mãn".

Tháng 6/2021, VOS ghi nhận mức tăng tới 86,2%; thanh khoản trung bình phiên đạt gần 2,7 triệu đơn vị.

Tháng 6/2022, thị trường chứng khoán giảm mạnh hàng trăm điểm. Dù vậy, cổ phiếu VOS vẫn tăng 11,3% với khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 1,75 triệu đơn vị.

>> Năm 2022: Chứng sĩ "phơi áo" với phần lớn cổ phiếu VN30

Tháng 6/2023, thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì nhịp phục hồi sau giai đoạn điều chỉnh về 873 điểm. Cổ phiếu VOS theo đó tăng 10%, thanh khoản trung bình phiên đạt 2,6 triệu đơn vị.

Tháng 6/2024, cổ phiếu VOS tăng 18,6% và bước vào cuối nhịp tăng mạnh nhất 3 năm.

Vosco (VOS) chuyển lỗ mảng chính, BCTC quý II 'đẹp' bởi doanh số bán tàu
Diễn biến cổ phiếu VOS

Điểm chung ở cả 3 giai đoạn này là đều trong mùa cao điểm kinh doanh của Vosco khi hoạt động thương mại thế giới diễn ra nhộn nhịp, nhiều vùng biển trên thế giới không bị đóng băng...

Ngoại trừ quý II/2023 báo lãi sau thuế vỏn vẹn 1 tỷ đồng, cùng thời điểm của hai năm trước đó, Vosco đều ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến, lần lượt 242 tỷ và 260 tỷ, đóng góp tới nửa lợi nhuận cả năm.

Kịch bản lợi nhuận lặp lại?

2021 là năm kinh doanh bùng nổ của nhóm doanh nghiệp vận tải biển. Không chỉ riêng nhóm này, hầu hết các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng đều tăng giá mạnh.

Sang năm 2022, Vosco cũng được hưởng lợi trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine diễn ra khiến các hoạt động thương mại toàn cầu đình trệ.

Tới năm 2024, Vosco tiếp tục nhận tin tích cực liên quan đến câu chuyện tắc nghẽn dòng chảy thương mại toàn cầu; tình hình xung đột tại một số khu vực gây gián đoạn chuỗi cung ứng. Không ít hãng tàu bị "mắc kẹt" tại cảng container tại Singapore nhiều tuần/tháng đã đẩy giá cước vận tải biển lên cao.

Vosco (VOS) chuyển lỗ mảng chính, BCTC quý II 'đẹp' bởi doanh số bán tàu

Nhìn vào bức tranh kinh doanh các quý II của 4 năm gần nhất, có thể thấy doanh thu hoạt động của Vosco đang liên tục tăng mạnh (trung bình tăng từ 50-100% so với cùng kỳ). Dù vậy, ngoại trừ dấu ấn 98 tỷ đồng trong quý II/2021 và 295 tỷ đồng của quý II/2022, lãi gộp của công ty chỉ còn mang tính chất tượng trưng. Biên lợi nhuận gộp trong quý II/2023 chỉ vỏn vẹn 2,9% trong khi quý II bất ngờ chuyển âm 23 tỷ.

Như vậy, nguồn lợi nhuận đem về trong quý này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà đến từ kịch bản (sách lược) làm giàu từ doanh thu tài chính hoặc thu nhập khác.

Quý II/2021, Vosco có khoảng doanh thu tài chính tăng đột biến lên mức 104 tỷ đồng.

Quý IV/2023, lợi nhuận gộp và doanh thu tài chính của công ty đều giảm mạnh trên 40% YoY; lợi nhuận kinh doanh cốt lõi giảm 49,3% về mức 6,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ khoản lãi từ tái cơ cấu và lãi từ bán tàu Neptune Star gần 60 tỷ đồng nên khoản lợi nhuận khác tăng đột biến, trở thành "cứu tinh" cho lợi nhuận quý IV và cả năm .

Năm 2024, Vosco đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.440 tỷ đồng - giảm 28,2% YoY song lợi nhuận trước thuế dự kiến 323 tỷ - tăng 61,5% YoY; lãi sau thuế hơn 258 tỷ đồng. Được biết, kế hoạch này được đưa ra dựa trên kế hoạch bán tàu dầu sản phẩm Đại Minh, trọng tải 47.148 DWT đóng năm 2004 tại Nhật Bản do tàu đã trên 20 tuổi, khó có thể khai thác hiệu quả.

Chỉ sau hai quý đầu năm, Vosco đã vượt xa chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra cho cả năm. Con số này thậm chí có thể tiếp tục gia tăng trong các quý tới nếu tình hình kinh doanh khả quan. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế, rủi ro của doanh nghiệp vận tải biển này có thể đến từ yếu tố không chắc chắn mang tên lợi nhuận kinh doanh cốt lõi.

>> Cổ phiếu Vosco (VOS): Tin ra là bán?

Vàng nhẫn tăng cao chưa từng có, PNJ báo lãi 1.600 tỷ đồng sau 10 tháng đầu năm 2024

PNJ báo lợi nhuận cao nhất 8 tháng, thu về 7 tỷ đồng mỗi ngày

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vosco-vos-chuyen-lo-mang-chinh-bctc-quy-ii-dep-boi-doanh-so-ban-tau-242233.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vosco (VOS): Mặt sau của một bản BCTC đẹp
    POWERED BY ONECMS & INTECH