Doanh nghiệp

Vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC có 'biến' mới: Bộ Công Thương vào cuộc

Hồ Nga 29/07/2024 13:34

Trước đó, phía Hoà Phát và Formosa đã gửi Hồ sơ yêu cầu điều tra biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng HRC.

Ngày 27/6, Bộ Công Thương đã ra quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc. Các sản phẩm thép trong danh mục điều tra gồm 28 mã (các mã đính kèm quyết định, mã vụ việc AD20).

Bộ Công Thương cho biết, trình tự, thủ tục điều tra thực hiện theo quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam.

Trước đó ngày 19/3/2024, Cục phòng vệ thương mại (PVTM) (Cơ quan điều tra) đã nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc (Hồ sơ yêu cầu). Bên yêu cầu là CTCP Thép Hoà Phát Dung Quất và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa.

Trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm định và có các công văn yêu cầu bổ sung làm rõ một số thông tin, nội dung vi phạm sản phẩm, căn cứ xác định hành vi bán phá giá cũng như có dấu hiệu gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của sản xuất trong nước.

Ngày 31/5/2024, Cơ quan điều tra đã nhận được hồ sơ hoàn thiện của Bên yêu cầu, trong đó đã bổ sung đầy đủ thông tin. Cơ quan điều tra sau đó đã có thông báo xác nhận Hồ sơ yêu cầu là đầy đủ và hợp lệ.

Vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC có 'biến' mới: Bộ Công Thương vào cuộc
Ngày 27/6, Bộ Công Thương đã ra quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc

>> Hoa Sen (HSG): Áp thuế chống bán phá giá HRC Trung Quốc chỉ làm lợi cho Hòa Phát và Formosa, người tiêu dùng chịu thiệt

Ngày 19/6/2024, Cơ quan điều tra đã có thư gửi Đại sứ quán Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam và Đại sứ quán Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, thông báo về việc nhận được Hồ sơ yêu cầu đầy đủ và hợp lệ.

Theo đó, Cơ quan điều tra xác định:

- Bên yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đã đáp ứng yêu cầu về tính đại diện cho ngành sản xuất trong nước;

- Có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hoá nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.

Do vậy, Bộ Công Thương quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Thời kỳ điều tra hành vi bán phá giá là từ 1/7/2023 đến 30/6/2024. Thời kỳ điều tra để xác định thiệt hại từ 1/7/2021 đến 30/6/2024.

Cùng với đó, Bên yêu cầu đã cung cấp được các cơ sở hợp lý để chứng minh hành vi bán phá giá hàng hoá được đề nghị điều tra. Bên yêu cầu cũng cung cấp dữ liệu để xác định biên độ bán phá giá của hàng hoá bị đề nghị điều tra, ở mức 22,27% (với hàng hoá từ Ấn Độ) và 27,83% (với hàng hoá từ Trung Quốc).

>> Nhìn lại đà tăng 'phi mã' của nhóm thép sau câu chuyện điều tra chống bán phá: Lịch sử năm 2016 liệu có lặp lại?

Hoa Sen (HSG): Áp thuế chống bán phá giá HRC Trung Quốc chỉ làm lợi cho Hòa Phát và Formosa, người tiêu dùng chịu thiệt

Tiềm năng lớn của Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG) từ quyết định điều tra chống bán phá giá

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-dieu-tra-ap-dung-bien-phap-chong-ban-pha-gia-thep-hrc-co-bien-moi-bo-cong-thuong-vao-cuoc-243558.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC có 'biến' mới: Bộ Công Thương vào cuộc
    POWERED BY ONECMS & INTECH