Doanh nghiệp

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan có chuyển biến nhận thức, ăn năn hối cải chủ động khắc phục hậu quả

Hải Đường 20/09/2024 - 08:15

Giai đoạn 1, Tòa yêu cầu Trương Mỹ Lan bồi hoàn toàn bộ thiệt hại hơn 673.000 tỷ đồng.

Tòa án nhân dân TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), và các đơn vị liên quan. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 19/10.

Trong giai đoạn 1 của vụ án, bà Trương Mỹ Lan bị đánh giá là không thành khẩn khai báo. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2, bà được cơ quan điều tra đánh giá có chuyển biến về nhận thức pháp luật, ăn năn hối cải, và đã chủ động khắc phục hậu quả.

Trước đó, trong phiên xét xử sơ thẩm giai đoạn 1, bà Trương Mỹ Lan bị tuyên phạt tử hình về các tội "Tham ô tài sản" "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Tòa cũng yêu cầu bà bồi hoàn toàn bộ thiệt hại đối với 1.243 khoản vay còn dư nợ tại SCB, với tổng số tiền phải bồi hoàn lên tới hơn 673.000 tỷ đồng.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan có chuyển biến nhận thức, ăn năn hối cải chủ động khắc phục hậu quả
Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa chiều 19/9. Ảnh: Thanh Tùng

>> Hình ảnh vợ chồng bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát

Trong phiên xét xử giai đoạn 2, bà Trương Mỹ Lan bị xét xử thêm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền" và "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới". Cơ quan tố tụng xác định bà Lan và đồng phạm đã rửa tiền với số tiền lên tới hơn 445.000 tỷ đồng, đồng thời vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD (tương đương hơn 106.000 tỷ đồng) từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại.

Vụ án còn liên quan đến việc phát hành 25 mã trái phiếu khống không có tài sản đảm bảo, gây thiệt hại cho 35.824 nhà đầu tư.

Các trái phiếu này được phát hành bởi 4 công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát: An Đông, Sunny World, Quang Thuận, và Setra.

Trong cáo trạng, các bị cáo đã sử dụng các công ty này để phát hành trái phiếu với mục đích tăng quy mô vốn, phát triển hoạt động kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ. Số tiền chiếm đoạt từ các nhà đầu tư được sử dụng để trả nợ ngân hàng, trả gốc và lãi trái phiếu, chi dự án, hoặc chuyển ra nước ngoài.

Đến thời điểm khởi tố vụ án (7/10/2022), tổng dư nợ của 4 công ty đối với 35.824 bị hại là hơn 30.000 tỷ đồng.

Đối với các tài sản, khoản tiền mà hội đồng xét xử xác định để khắc phục, đảm bảo nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án là bao gồm vụ án này và các vụ án của các giai đoạn tiếp theo, nhưng ưu tiên thi hành án cho các bị hại liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Những 'cộng sự' hầu tòa cùng bà Trương Mỹ Lan trong cả 2 giai đoạn

Vụ Vạn Thịnh Phát: Những 'cộng sự' hầu tòa cùng bà Trương Mỹ Lan trong cả 2 giai đoạn

Hình ảnh vợ chồng bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-van-thinh-phat-ba-truong-my-lan-co-chuyen-bien-nhan-thuc-an-nan-hoi-cai-chu-dong-khac-phuc-hau-qua-249638.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan có chuyển biến nhận thức, ăn năn hối cải chủ động khắc phục hậu quả
POWERED BY ONECMS & INTECH