Vựa lúa cả nước: Từ ‘vùng trũng’ cao tốc nay thăng hạng mạng lưới hạ tầng giao thông
Nhờ sự quyết liệt của Trung ương và quyết tâm của địa phương, đến nay, mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối tại vùng đã có chuyển biến rõ rệt.
Theo báo Lao Động, sáng ngày 16/10 đã diễn ra Hội nghị tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong vùng.
Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chúc mừng các địa phương trong khu vực về việc hình thành hệ thống hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và với các vùng khác trên cả nước. Ông khẳng định, đây là tiền đề quan trọng để mở ra không gian phát triển mới, giảm chi phí logistics, hạ giá thành đầu vào và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, mang lại lợi ích cho địa phương, toàn vùng và cả nước.
Khu vực ĐBSCL đang được quan tâm, đầu tư nhiều dự án cao tốc. Ảnh: Tạp chí Giao thông vận tải |
Thủ tướng nhấn mạnh: "Chúng ta đã biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể; từ chỉ có trong ý tưởng đến có các dự án cụ thể, hiện thực, nhiều đoạn tuyến, cây cầu đã hoàn thành; từ không có tiền đến có đủ tiền; từ những cánh đồng lúa bát ngát đến các tuyến cao tốc hiện đại định hình rõ nét, mang lại triển vọng phát triển to lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long".
Theo quy hoạch, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài gần 1.200km. Trước nhiệm kỳ này, vùng chỉ có 39 km đường cao tốc, và chưa có dự án nào được chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên, với sự quyết liệt từ Trung ương và quyết tâm của địa phương, mạng lưới hạ tầng giao thông trong khu vực đã có những bước tiến vượt bậc. Hiện nay, toàn vùng có 120km đường bộ cao tốc đã được đưa vào sử dụng, 428km đang được thi công và dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2025. Bên cạnh đó, có 215km đường cao tốc đang trong giai đoạn nghiên cứu, bao gồm các tuyến: Đức Hòa - Mỹ An (74km), Mỹ An - Cao Lãnh (26km), Hà Tiên - Rạch Giá (100km), và cầu Cần Thơ 2 (15km).
>> Dự án bệnh viện ung bướu hơn 1.700 tỷ tại TP nhỏ nhất ĐBSCL đón tin vui
Khu vực này đã có sự thay đổi rõ rệt về hạ tầng giao thông trong những năm qua. Ảnh minh họa |
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế và thách thức, chẳng hạn như một số địa phương chưa chủ động, chậm trễ trong thủ tục cấp phép và giao mỏ vật liệu xây dựng. Một số cơ quan quản lý chưa nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật, dẫn đến tham mưu sai sót trong việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ. Ngoài ra, thông tin tuyên truyền chưa được phổ biến đầy đủ khiến người dân chưa thực sự đồng thuận.
Về định hướng trong thời gian tới, Thủ tướng kêu gọi các bên cần đẩy mạnh tốc độ thực hiện các dự án với quyết tâm cao hơn và phương pháp tổ chức hiệu quả hơn. Mục tiêu đến cuối năm 2025, hoàn thành cơ bản 600km đường cao tốc và đến năm 2030 có khoảng 1.200km.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, bí thư tỉnh ủy và chủ tịch UBND các địa phương tập trung chỉ đạo và khắc phục những hạn chế, đặc biệt giải quyết dứt điểm ba vấn đề còn vướng mắc: Giải phóng mặt bằng, di dời đường điện cao thế, và cung ứng vật liệu.
Đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là vựa lúa của cả nước. Nơi đây đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu, đồng thời cũng là vùng trồng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. |
>> Thành phố nhỏ nhất ĐBSCL chi gần 200 tỷ xây dựng trụ sở HĐND thành phố
Cận cảnh 200 km cao tốc 'trắng' trạm nghỉ, cây xăng
Thủ tướng: Nỗ lực hoàn thành 600 km cao tốc tại ĐBSCL trong năm 2025