Xử vụ Vạn Thịnh Phát: 2 'sếp' SCB người nước ngoài bị truy nã không có tên trong 86 người bị khởi tố

05-03-2024 07:17|Hồ Nga

Sáng nay 5/3 sẽ bắt đầu xét xử vụ Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan, ngân hàng SCB và các bên liên quan.

Sáng nay 5/3, phiên tòa xét xử vụ Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các bên liên quan sẽ bắt đầu.

Viện KSND Tối cao đã ban hành cáo trạng, đề ngị khởi tố 86 bị can với 7 tội danh khác nhau. Vụ án có nhiều người liên quan, hiện có 7 người đang bị truy nã, trong đó có 2 người nước ngoài.

Đáng chú ý, 2 người nước ngoài là Phó Chủ tịch của ngân hàng SCB đang bị truy nã là ông Lam Lee George và Sun Henry Ka Ziang lại không có tên trong danh sách 86 người bị khởi tố, đưa ra xét xử lần này.

Theo tài liệu điều tra bị canLee George Lam, nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng SCB làm việc tại ngân hàng này từ tháng 6/2012 đến ngày 19/1/2015 và trải qua nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau.

Từ ngày 11/12/2012 đến ngày 28/11/2014, Lee George Lam với vai trò là Phó Chủ tịch thứ nhất, thành viên HĐQT SCB đã đồng ý cho 66 khách hàng thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát vay với dư nợ đến ngày 17/10/2022 là hơn 53.816 tỷ đồng.

Đối với bị can Henry Sun Ka Ziang, nguyên Phó chủ tịch HĐQT SCB, bị can này làm việc tại SCB từ tháng 4/2015 đến trước ngày khởi tố vụ án (17/10/2022) và cũng trải qua các vị trí lãnh đạo khác nhau.

Từ ngày 1/7/2015 đến ngày 31/8/2022, Henry Sun Ka Ziang với vai trò là thành viên HĐQT SCB đã đồng ý cho 356 khách hàng là các nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn VTP vay với dư nợ đến ngày 17/10/2022 là hơn 577.629 tỷ đồng.

Vì sao 2 cựu lãnh đạo người nước ngoài của SCB bị truy nã nhưng không có tên trong 86 người bị truy tố?

Ông Lam Lee George và Sun Henry Ka Ziang

>> Bà Trương Mỹ Lan được áp dụng nguyên tắc có lợi khi xét xử

Ngày 29/9/2023 Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có công văn kèm yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự đề nghị Viện Kiểm soát nhân dân tối cao thông tin đến Cục tư pháp Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phối hợp xác minh đối với Henry Sun Ka Ziang và Lee George Lam về các nội dung như lý lịch cá nhân, ghi lời khai các cá nhân để xác định việc tham gia HĐQT SCB và phê duyệt các khoản vay theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan… Tuy nhiên đến nay chưa nhận được kết quả trả lời.

Cơ quan cảnh sát điều tra cũng cho biết hiện chưa làm việc được với Henry Sun Ka Ziang và Lee George Lam, do đó để củng cố hành vi sai phạm liên quan đến các hồ sơ vay vốn đang còn dư nợ tại SCB, cần tiến hành giám định chữ ký.

Kết quả giám định chữ ký, chữ viết của Henry Sun Ka Ziang và Lee George Lam trên các mẫu, các tài liệu cho thấy “do cùng một người ký ra” (chữ ký mẫu lấy từ các phiếu biểu quyết với vai trò Phó Chủ tịch/Phó Chủ tịch thứ nhất Ngân hàng SCB).

Ngày 12/11/2023 Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định tách vụ án để điều trahành vi “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” đối với bị can Sun Henry Ka Ziang và Lam Lee George. Đây cũng là nguyên nhân khiến 2 cựu lãnh đạo SCB này không có tên trong danh sách 86 người bị truy tố dù mới bị phát lệnh truy nã liên quan vụ án.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Trước phiên xét xử, các bị cáo đã nộp lại bao nhiêu tiền?

Toàn cảnh vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Vụ Vạn Thịnh Phát: Trước phiên xét xử, các bị cáo đã nộp lại bao nhiêu tiền?

Hơn 1.000 công ty ‘ma’ trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xu-vu-van-thinh-phat-2-sep-scb-nguoi-nuoc-ngoai-bi-truy-na-khong-co-ten-trong-86-nguoi-bi-khoi-to-225219.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Xử vụ Vạn Thịnh Phát: 2 'sếp' SCB người nước ngoài bị truy nã không có tên trong 86 người bị khởi tố
POWERED BY ONECMS & INTECH