2 sắc thái tín dụng trong 3 tháng đầu năm: Bán buôn tích cực, bán lẻ ảm đạm

27-05-2024 14:23|Hoàng Hiếu

Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng tiêu dùng vẫn ở mức thấp, nhu cầu tín dụng cho kinh doanh lại đang tăng, các Ngân hàng đang phải chuyển dịch xu hướng tín dụng.

Có tới 9/15 ngân hàng báo cáo số dư tín dụng bán lẻ giảm so với cuối năm 2023

Theo báo cáo mới đây của Wigroup, sự tăng trưởng tín dụng tập trung mạnh ở các ngân hàng chuyên cho vay doanh nghiệp, với mức tăng 4,08% so với cuối năm 2023 và tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, mức tăng trưởng thấp được ghi nhận ở nhóm ngân hàng quốc doanh, do chiến lược cho vay thận trọng và chọn lọc cao.

Theo Wigroup, đối với nhóm chuyên cho vay Doanh nghiệp như LPB, HDBTCB có mức tăng trưởng tín dụng khả quan, MBB không đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng do tập trung xử lý nợ xấu.

Ngược lại, đối với nhóm chuyên cho vay bán lẻ như ACBSTB đứng đầu tăng trưởng cho vay so với quý trước đó (YTD) nhờ ưu thế trong cho vay các Doanh nghiệp SME. Nhu cầu mua nhà ở thấp ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng tín dụng tại TPBVPB.

2 sắc thái tín dụng trong 3 tháng đầu năm: Bán buôn tích cực, bán lẻ ảm đạm
Mức tăng trưởng tín dụng so với quý cuối năm trước đang ở mức thấp (Ảnh: Internet)

Số liệu của Wigroup chỉ ra rằng, đến cuối quý I/2024, mức tăng trưởng tín dụng so với quý cuối năm trước (YTD) đang ở mức thấp chỉ tăng 2,11%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tích lũy phản ánh nhu cầu hấp thụ vốn kém khả quan của thị trường.

Theo chi tiết số liệu từ 15 ngân hàng công bố thuyết minh BCTC chi tiết, chưa bao gồm các ngân hàng quốc doanh và ACB, STB. Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trong tổng cho vay khách hàng của nhóm nhà băng này đã giảm 1,9 điểm %, xuống 40,7%.

Trong đó, có tới 9/15 ngân hàng báo cáo số dư tín dụng bán lẻ giảm so với cuối năm 2023, duy nhất có PGBank ghi nhận tỷ trọng tín dụng dư nợ bán lẻ tăng 0,8 điểm % so với cuối năm ngoái.

Có thể thấy trong quý I/2024, việc thúc đẩy vốn cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất đã trở thành động lực chính cho tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng tiêu dùng vẫn ở mức thấp, nhu cầu tín dụng cho kinh doanh lại đang tăng cao do môi trường kinh doanh đang có những dấu hiệu cải thiện tích cực.

>> Thống đốc lo ngại hệ lụy 'khôn lường' nếu xóa bỏ công cụ hạn mức tín dụng

Các Ngân hàng dần chuyển dịch cơ cấu khách hàng

Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng tiêu dùng yếu, nhu cầu tín dụng cho kinh doanh lại đang tăng cao do môi trường kinh doanh đang có những dấu hiệu cải thiện tích cực. Các ngân hàng cũng tự tìm cách để mở rộng tệp khách hàng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của mình.

2 sắc thái tín dụng trong 3 tháng đầu năm: Bán buôn tích cực, bán lẻ ảm đạm
Các ngân hàng đang dần chuyển dịch cơ cấu khách hàng (Ảnh: Internet)

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ 2024), Tổng Giám đốc Vietcombank, ông Nguyễn Thanh Tùng cho hay hoạt động tín dụng bán buôn luôn là yếu tố hỗ trợ để ngân hàng đạt được mục tiêu. Đặc biệt, trong "bối cảnh hiện nay, khi tăng trưởng tín dụng mua nhà BĐS gặp khó khăn thì khai thác tín dụng bán buôn là cần thiết để đạt được mục tiêu", ông nói.

Một diễn biến khác, chia sẻ bên lề ĐHĐCĐ 2024, Tổng Giám đốc Phạm Như Ánh cho biết MB trong các năm vừa qua đều tập trung vào chuyển dịch sang bán lẻ. Ngân hàng đặt mục tiêu dư nợ bán lẻ năm nay sẽ chiếm trên 50% tổng dư nợ.

Ông Ánh nhận định. "Mảng bán lẻ tương đối an toàn và phù hợp với chiến lược phát triển của MB do chúng tôi có lượng khách hàng rất lớn trên các nền tảng".

Một ngân hàng khác có tỷ trọng lớn cho vay tập trung ở nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tốt để tránh rủi ro như Techcombank. Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh chia sẻ tại ĐHĐCĐ rằng ngân hàng sẽ từng bước phát triển các phân khúc không phải thế mạnh của Techcombank như SME, khách hàng mass và tín dụng tiêu dùng.

Đối với VPBank, Tổng Giám đốc VPBank, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết ngân hàng sẽ đặt mục tiêu trọng tâm tăng trưởng ở phân khúc chiến lược là khách hàng cá nhân và SME, đồng thời tìm kiếm cơ hội phát triển trong phân khúc FDI được đánh giá là nhiều tiềm năng.

>> Thống đốc NHNN: Chấm dứt tình trạng cấp tín dụng tập trung vào một số doanh nghiệp, nhóm khách hàng lớn

Chỉ 4% dân số Việt Nam có thẻ tín dụng: Nguyên nhân do dân trí tài chính thấp?

Thống đốc nêu 4 khó khăn khiến việc chuyển giao ngân hàng 0 đồng kéo dài

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/2-sac-thai-tin-dung-trong-3-thang-dau-nam-ban-buon-tich-cuc-ban-le-am-dam-236295.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    2 sắc thái tín dụng trong 3 tháng đầu năm: Bán buôn tích cực, bán lẻ ảm đạm
    POWERED BY ONECMS & INTECH