Chứng khoán

2025: Chờ đợi tiếng cồng niêm yết từ 6 'bom tấn' sàn UPCoM

Quốc Trung 26/12/2024 16:38

Trong nhóm 6 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn UPCoM được Chứng khoán DSC nhắc đến, nhiều cổ phiếu đã ghi nhận mức tăng ấn tượng từ 100-300% trong năm 2024. Với câu chuyện kinh doanh nổi bật và lộ trình niêm yết, đây được dự báo sẽ là những tâm điểm kỳ vọng của thị trường năm 2025.

Ngày 20/1/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) sẽ công bố danh mục mới của chỉ số VN30, có hiệu lực từ ngày 3/2. Trong kỳ cơ cấu này, cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) được dự báo sẽ vào danh mục nhờ nằm trong Top 20 vốn hóa thị trường, trong khi POW của PV Power có nguy cơ bị loại.

2025: Chờ đợi tiếng cồng niêm yết từ 6 'bom tấn' sàn UPCoM
Ảnh minh họa

Các cổ phiếu chuyển sàn: Cơ hội lớn vào VN30

Ngoài LPB, các cổ phiếu chuyển niêm yết từ UPCoM sang HoSE đang nhận được sự chú ý lớn. Theo Chứng khoán DSC, Top 6 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất UPCoM gồm VGI, ACV, MCH, MVN, BSR, VEA đều có tiềm năng gia nhập VN30 trong năm 2025.

- BSR (Lọc hóa dầu Bình Sơn): BSR sẽ chính thức niêm yết trên HoSE từ ngày 17/1/2025. Với vốn hóa lớn và thanh khoản cao, BSR được dự báo có thể vào VN30 tại kỳ cơ cấu quý III/2025, sau khi đáp ứng điều kiện niêm yết tối thiểu 6 tháng.

- VGI (Viettel Global): Với mức tăng 265% giá trị trong năm 2024, VGI hiện là cổ phiếu vốn hóa lớn thứ hai trên thị trường, chỉ sau Vietcombank. Đây là một trong những ứng viên sáng giá cho rổ VN30 nếu hoàn tất chuyển sàn.

- ACV (Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam): ACV, với vốn hóa gần 270.000 tỷ đồng, là một trong những doanh nghiệp hạ tầng hàng không lớn nhất Việt Nam. Công ty hiện đang triển khai dự án sân bay Long Thành và dự kiến lãi trước thuế gần 10.000 tỷ đồng trong năm 2024.

>> 10 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền từ 100-350% năm 2024: Ngôi vương đổi chủ, nhóm Masan chiếm sóng

- MCH (Masan Consumer): MCH, "viên kim cương gia bảo" của Tập đoàn Masan, đã tăng gần 200% giá trị trong năm 2024, với mức giá đạt 233.000 đồng/cp. Doanh nghiệp này nổi bật với tỷ lệ chi trả cổ tức cao, đứng thứ hai toàn thị trường năm 2024 với 318% bằng tiền mặt.

- MVN (VIMC): MVN đã xóa sạch lỗ lũy kế trong quý I/2024, tích lũy 12.000 tỷ đồng lợi nhuận sau một thập kỷ tái cơ cấu. Cổ phiếu này đã tăng 170% trong năm qua, nâng vốn hóa lên 62.800 tỷ đồng, tạo nền tảng vững chắc để bước vào rổ VN30.

- VEA (VEAM): VEA, "ông lớn" ngành máy động lực, nổi bật với lượng tiền mặt lớn nhất trên thị trường, lên tới 20.000 tỷ đồng. Lợi nhuận tích lũy ổn định giúp công ty trở thành ứng viên sáng giá cho các kỳ cơ cấu VN30 trong tương lai.

>> Vinalines (VIMC) gặt quả ngọt sau 10 năm tái cấu trúc: Lãi gần 11.400 tỷ, hết lỗ lũy kế

Triển vọng và cơ hội cho nhà đầu tư

Việc chuyển niêm yết của các cổ phiếu vốn hóa lớn từ UPCoM sang HoSE không chỉ giúp cải thiện tính thanh khoản mà còn tạo cơ hội để các mã này vào VN30. Điều này hứa hẹn thu hút dòng tiền lớn từ các quỹ ETF theo dõi VN30, thúc đẩy giá cổ phiếu và nâng cao giá trị cho nhà đầu tư.

2025: Chờ đợi tiếng cồng niêm yết từ 6 'bom tấn' sàn UPCoM
Diễn biến các cổ phiếu vốn hóa Top đầu sàn UPCoM trong năm 2024

Các cổ phiếu như BSR, VGI, ACV, MCH, MVN, VEA không chỉ có lợi thế vốn hóa mà còn sở hữu câu chuyện tăng trưởng hấp dẫn. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng được nâng hạng lên thị trường mới nổi, nhóm cổ phiếu này sẽ đóng vai trò quan trọng, thu hút sự quan tâm của cả nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Năm 2025, các cổ phiếu chuyển sàn và có tiềm năng vào VN30 mang lại nhiều kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu các cổ phiếu như BSR, VGI, ACV, MCH, MVN, VEA niêm yết trên HoSE và gia nhập VN30, đây sẽ là cơ hội lớn để thu hút dòng tiền mạnh từ các quỹ ETF và nhà đầu tư tổ chức, đồng thời gia tăng tính thanh khoản và giá trị thị trường. Các cổ phiếu này có thể được tái định giá tích cực, giúp nâng cao vốn hóa và uy tín doanh nghiệp, từ đó mang lại lợi ích trực tiếp cho cổ đông hiện hữu và tạo động lực cho VN30 tăng trưởng.

>> 'Đại gia tiền mặt' sàn UPCoM: 6 năm vẫn một 'tấm áo chật'

Cùng HAGL đi buôn sầu riêng, một doanh nghiệp báo doanh thu 2024 tăng gấp đôi

BSR và ‘mùa đông’ của ngành lọc hóa dầu: Tin vui niêm yết liệu có giúp doanh nghiệp xoay chuyển tình thế?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/2025-cho-doi-tieng-cong-niem-yet-tu-6-bom-tan-san-upcom-268116.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    2025: Chờ đợi tiếng cồng niêm yết từ 6 'bom tấn' sàn UPCoM
    POWERED BY ONECMS & INTECH