Sau 9 tháng, nhóm Novaland (NVL) đã giảm được gần 4.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu. Có 18 lô trái phiếu phát hành ghi nhận dư nợ gốc giảm so với đầu năm.
Như đã thông tin trong bài viết "Tài chính của Novaland (NVL) hiện ra sao sau biến cố trái phiếu năm 2022?", tại thời điểm cuối tháng 9/2023, nợ phải trả của Novaland đã giảm hơn 7.000 tỷ đồng so với đầu năm còn 205.500 tỷ. Tuy nhiên, con số này đã tăng gần 40.000 tỷ đồng so với trước đó 7 quý (thời điểm thị trường chứng khoán xuất hiện các vấn đề lớn về trái phiếu doanh nghiệp - đặc biệt tại nhóm bất động sản).
Trong cơ cấu tổng nợ đến cuối quý 3/2023, dư nợ vay tài chính của doanh nghiệp nhà Chủ tịch Bùi Thành Nhơn giảm không đáng kể so với thời điểm đầu năm 2022, còn 59.000 tỷ đồng. Số này bao gồm hơn 40.000 tỷ đồng dự nợ trái phiếu.
Trong cơ cấu nợ vay trái phiếu, Novaland đang ghi nhận 21 lô trái phiếu ngắn hạn (tổng giá trị gốc vay hơn 19.000 tỷ đồng) và 18 lô trái phiếu dài hạn (tổng dự nợ ở mức 21.160 tỷ).
Thuyết minh nợ vay tài chính của Novaland đến cuối quý 3/2023 |
So với thời điểm đầu năm, dư nợ vay trái phiếu ngắn hạn của NVL đã giảm hơn 1.600 tỷ đồng trong đó công ty đã không còn ghi nhận 4 lô trái phiếu với giá trị lần lượt 1.300 tỷ đồng, 864 tỷ đồng, 650 tỷ đồng và 125 tỷ đồng. Chứng khoán Techcombank (TCBS), Chứng khoán MB (MBS), Chứng khoán Dầu khí (PSI) và Chứng khoán Thành Công lần lượt là các đại lú phát hành cho 4 lô trái phiếu này.
Được biết, các lô trái phiếu này đều được gia hạn thanh toán tên 2 năm, chịu mức lãi suất cố định 11,5%/năm.
Xem thêm: Novaland đề xuất dùng bất động sản 2 dự án trọng điểm thanh toán trái phiếu
Ở chiều ngược lại, Novaland ghi nhận 2 lô phát hành mới trong đó lô trái phiếu 1 có giá trị lần lượt 487,6 tỷ đồng do Chứng khoán BIDV (BSC) làm đại lý phát hành; đáo hạn tháng 2/2024 song đang được phía tập đoàn đàm phán thay đổi kỳ hạn. Lô còn lại có giá trị huy động 500 tỷ đồng do Chứng khoán MB (MBS) làm đại lý phát hành. (Chi tiết xem ảnh dưới)
Cùng với số trái phiếu ngắn hạn, Tập đoàn Novaland cũng đang ghi nhận 18 lô trái phiếu dài hạn (tổng dự nợ ở mức 21.160 tỷ). 4 lô trái phiếu như đã thông tin phía trên được chuyển sang danh mục trái phiếu dài hạn sau khi được chấp thuận gia hạn.
Đánh giá chung:
Sau 9 tháng, Novaland và các công ty thành viên đã giảm được gần 4.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu. Dấu ấn lớn nhất là việc Tập đoàn Novaland thông tin mua lại 2.252 tỷ đồng trái phiếu của lô NVLH2232001 và 94 tỷ đồng của lô NVLH2232002 - tương ứng gần 41% tổng số trái phiếu đang lưu hành mỗi lô. Đáng chú ý, cả 2 lô đều sẽ đáo hạn vào ngày 19/5/2032, trả lãi 6 tháng/lần.
Loại trừ các lô trái phiếu dài hạn đến hạn thanh toán là trái phiếu được gia hạn thành công:
- Có 18 lô trái phiếu phát hành ghi nhận dư nợ gốc giảm so với thời điểm đầu năm (nhiều lô giảm không đáng kể);
- Ngược lại có 4 lô trái phiếu ghi nhận dự nợ vay tăng mạnh sau 9 tháng.
Trong bối cảnh dòng tiền kinh doanh eo hẹp, huy động vốn gặp khó, lượng tiền mặt giảm 80% sau 7 quý (còn 3.435 tỷ đồng), nhiều lô trái phiếu của Novaland tiếp tục chịu áp lực thanh toán gốc/lãi đến hạn; một số khoản lãi trái phiếu bị chậm thanh toán và phía tập đoàn đang thương lượng thanh toán bằng bất động sản với các trái chủ.
Novaland (NVL): Hơn 800 kỹ sư, công nhân gấp rút hoàn thiện phân khu tại siêu dự án quy mô 1.000ha
Hơn 1.000 căn hộ 2 dự án ‘đắc địa’ của Novaland tại TP. HCM đón tin vui