7 công trình giao thông trọng điểm TP. HCM được đẩy mạnh chào xuân Giáp Thìn 2024

17-02-2024 06:40|Ngọc Trà

Loạt dự án giao thông trọng điểm tại TP. HCM đang được triển khai đồng bộ, nhằm đảm bảo tiến độ thi công và giải ngân kịp tiến độ khánh thành trong năm 2024.

Dự án Vành đai 2 TP. HCM

Dự án quan trọng Vành đai 2 TP. HCM là công trình số 1 được Sở Giao thông - Vận tải đưa vào danh sách các công trình trọng điểm để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Dự án dự kiến được thực hiện trong giai đoạn từ 2023 đến 2027. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ mang lại sự liên kết và đồng bộ, giúp rút ngắn quãng đường vận chuyển hàng hóa tới và từ các cảng khu vực phía Đông, Đông Bắc và phía Nam của Thành phố (như cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu...).

Dự án Vành đai 3 TP. HCM

Công trình thứ hai là đường Vành đai 3 của TP. HCM, do Công ty TNHH Tập đoàn Định An, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng hạ tầng Khang Nguyên và Công ty Cổ phần Hà Đô 1 thực hiện dưới dạng liên danh thầu. Các nhà thầu đang nỗ lực triển khai thi công công trình Vành đai 3 này.

duong-vanh-dai-3-tp-hcm-1683858035872970419721
Đường Vành đai 3 - cung đường hàng triệu người dân đặt kỳ vọng.

Toàn bộ tuyến đường Vành đai 3 sẽ đi qua các tỉnh thành như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Dự án đã khởi công xây dựng từ tháng 6/2023 với tổng vốn đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2025 và đi vào hoạt động từ năm 2026.

Tuyến Metro 1 (đoạn Bến Thành- Suối Tiên)

Là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại TP. HCM, tuyến Metro số 1 (đoạn từ Bến Thành đến Suối Tiên) dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024. Dự án này có tổng mức đầu tư lên đến hơn 43.700 tỷ đồng và dài khoảng 20km, với nhà thầu chính là công ty Hitachi. Sau khi hoàn thành tuyến này, TP.HCM đang tiếp tục tiến hành giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật để chuẩn bị khởi công các gói thầu chính của tuyến Metro số 2 (đoạn từ Bến Thành đến Tham Lương) vào năm 2025.

Dự án Nhà ga T3, Sân bay Tân Sơn Nhất

Dự án Nhà ga T3, tại Sân bay Tân Sơn Nhất, có mức đầu tư lên đến 11.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 6/2025. Nhà ga này được thiết kế để tích hợp nhiều công nghệ và tiện ích khác nhau, nhằm nâng cao trải nghiệm của hành khách và hướng tới mục tiêu trở thành một "thành phố hàng không".

z4603448819079-3ed782a055fed84-4539-6045-1692019582
Thiết kế mô phỏng dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

Nhà ga được xây dựng theo mô hình tuyến tính tương đồng với nhà ga hiện tại, được chia thành hai khu vực riêng biệt cho các chuyến đi và chuyến đến. Nhà ga này sẽ có tổng cộng 90 quầy thủ tục hàng không truyền thống, 20 quầy tự động bagdrop để thả hành lý và 42 kiosk check-in, 27 cửa ra tàu bay, 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, cùng với 25 cửa kiểm soát an ninh cho hành khách.

Nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

TP. HCM vừa thông báo rằng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ sẽ được đóng trong 240 ngày để phục vụ việc thi công hầm chui HC1 và đốt hầm kín K1T/K3T của hầm chui HC2. Công trình này thuộc Dự án hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và có tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 830 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

Nhà thầu trúng thầu gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cho nhà ga T3 Tân Sơn Nhất là một liên danh gồm Tổng công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Cổ phần Xây dựng số 1, Tổng công ty Cổ phần Xây dựng 319 (thuộc Bộ Quốc phòng), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng RICONS và Công ty TNHH Xây dựng Lưu Nguyễn.

Dự án cầu Thủ Thiêm 4

Dự án cầu Thủ Thiêm 4, với chiều dài 2,1km, sẽ được khởi công vào năm 2025 nhằm tạo sự kết nối giữa Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị mới Nam Thành phố qua sông Sài Gòn. Công trình này sẽ giúp giảm áp lực giao thông cho các tuyến đường quan trọng như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, cầu Khánh Hội, nút giao thông Huỳnh Tấn Phát - đường Lưu Trọng Lư - đường Bến Nghé, nút giao thông Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh...

Dự án sẽ được thực hiện bởi một liên danh gồm 4 doanh nghiệp, bao gồm Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng 620, Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng 168 và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận. Tổng vốn đầu tư cho dự án này lên đến gần 6.000 tỷ đồng.

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Bên cạnh đó, dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025 và dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2027. Dự án này sẽ góp phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách với số tiền hàng chục ngàn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư cho dự án này ước tính khoảng 129.000 tỷ đồng (tương đương 5,5 tỷ USD).

Những dự án trọng điểm này sẽ tạo động lực và lan tỏa sức mạnh để thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội trong vùng Đông Nam Bộ đặc biệt, và cả nước nói chung.

>> Tiến độ xây dựng bệnh viện nhi đầu tiên của Hà Nội sau 7 năm triển khai

Nút giao hơn 760 tỷ rộng gấp gần 5 lần SVĐ Mỹ Đình, hoành tráng nhất tỉnh Quảng Ninh phấn đấu về đích năm 2024

Hà Nội có 555 người ra đường không thể trở về trong 10 tháng qua

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/7-cong-trinh-giao-thong-trong-diem-tp-hcm-trien-khai-chao-xuan-giap-thin-2024-d116314.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    7 công trình giao thông trọng điểm TP. HCM được đẩy mạnh chào xuân Giáp Thìn 2024
    POWERED BY ONECMS & INTECH