Ấn Độ “nuôi mộng” biến ô tô bay thành tương lai của ngành giao thông

29-09-2022 05:09|Phương Anh

Suốt hai năm qua, các hãng hàng không thương mại lớn trên thế giới đã đặt hàng mua hơn 1.500 chiếc taxi bay, chuẩn bị cho cuộc ra mắt của một phương tiện vận tải mới đầy ấn tượng.

eVTOLs là xu thế của công nghệ thế giới và đang được rất nhiều quốc gia triển khai, trong đó có Ấn Độ, Mỹ...

Theo ET Now, mỗi phương tiện sẽ có giá khoảng 3 triệu USD và thực hiện 1.000 giờ bay mỗi năm.

Taxi bay sẽ được toàn cầu hoá trong tương lai gần

Taxi bay là một dạng máy bay nhỏ chạy bằng điện (eVTOLs), cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng. Loại phương tiện này chỉ có khoảng 4-5 chỗ ngồi như một chiếc taxi bình thường.

Các hãng hàng không thương mại đang là khách hàng lớn của các công ty sản xuất eVTOLs.

Công ty sản xuất eVTOLs Vertical Aerospace Ltd đã có thỏa thuận với các hãng hàng không như American Airlines, Japan Airlines và Virgin Atlantic Airways để giới thiệu dịch vụ vào năm 2025. Công ty Archer Aviation cũng nhận đơn đặt hàng khổng lồ từ Hãng hàng không United Airlines.

Các hãng vận tải xem chiếc taxi bay này là phương tiện lý tưởng để vận chuyển khách du lịch giàu có và doanh nhân đến và đi từ các sân bay.

evtols.png

Hãng hàng không Virgin Atlantic đã đặt mua tới 150 chiếc máy bay VX4 của Công ty Vertical Aerospace, được thiết kế để chở 4 hành khách và 1 phi công. Nó có thể bay trong phạm vi hơn 160km với tốc độ gần 320km/h. Công ty Vertical sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trong năm 2022.

Các hãng bay khác cũng đặt mua taxi bay để giải quyết các nhu cầu cụ thể. Vào tháng 9, Gol Linhas Aéreas Inteligentes SA của Brazil đã đồng ý mua hoặc thuê 250 chiếc VX4.

Hãng hàng không Japan Airlines cho biết thương vụ mua 100 chiếc VX4 có liên quan đến kế hoạch phục vụ cho Hội chợ thế giới World Expo 2025. Hãng cũng có kế hoạch khai thác taxi bay ở thủ đô Tokyo.

Một nghiên cứu dài 160 trang được Cơ quan An toàn hàng không Liên minh châu Âu xuất bản, cho thấy taxi bay có thể trở thành hiện thực sớm nhất vào năm 2024.

Đầu tư đã tăng gấp 30 lần kể từ năm 2019, với 6,5 tỉ USD chảy vào các nhà sản xuất eVTOLs và các nhà hoạch định cơ sở hạ tầng thông qua việc bán cổ phiếu và cổ phần.

Taxi bay sẽ là tương lai của ngành giao thông vận tải Ấn Độ

Trong vòng 5 năm tới, người Ấn Độ có thể nhìn thấy 200 chiếc taxi bay trên bầu trời. Công ty công nghệ Fly Blade có trụ sở tại Gurugram, Ấn Độ đã hợp tác với tập đoàn hàng không vũ trụ Embraer của Brazil để thành lập Eve Air Mobility (EAM), tổ chức sẽ triển khai các eVTOL (phương tiện cất và hạ cánh thẳng đứng, chạy bằng điện) với chức năng là taxi hàng không trên đất nước mình.

Phương tiện nói trên ban đầu được thử nghiệm với 4 hành khách và khoang chở hàng (điều kiện bắt buộc đối với dịch vụ sân bay). Thiết bị sẽ nặng khoảng 2,3 – 3 tấn (trong đó riêng phần pin đã chiếm 1/4 trọng lượng) và có tầm hoạt động tối đa 100 km.

Máy bay vận hành bằng cách sử dụng cánh quạt và bộ đẩy có thể giảm 90% độ ồn so với các máy bay thông thường hiện nay. Dự kiến, việc giao hàng sẽ được tiến hành trong vòng vài tuần hoặc vài tháng khi các phương tiện sẵn sàng vào năm 2026 sắp tới.

volocopter.jpeg

Trước đó, hãng hàng không United của Mỹ cũng công bố đầu tư 15 triệu USD vào EAM và một thỏa thuận có điều kiện để mua hàng trăm máy bay điện 4 chỗ ngồi dạng cất cánh thẳng giống nói trên. Lô hàng dự kiến cũng sẽ được giao cùng trong cùng năm với Ấn Độ.

Trong ba năm tới sẽ là thời điểm để tạo ra hệ sinh thái cho việc ra mắt taxi hàng không ở Ấn Độ bằng cách làm các sân bay cho eVTOL và hệ thống định vị hàng không để bay an toàn. 

Xem thêm: Vietjet mở thêm đường bay đến Ấn Độ nhằm mở rộng thị trường du lịch 

Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ấn Độ “nuôi mộng” biến ô tô bay thành tương lai của ngành giao thông
POWERED BY ONECMS & INTECH