Chứng khoán

Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Hải Băng 14/06/2024 - 20:14

Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá có thể giúp bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất thép mạ trong nước như Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), Tôn Đông Á (GDA), Hòa Phát (HPG) trước các sản phẩm nhập khẩu.

Ngày 14/6, Bộ Công Thương ra quyết định số 1535/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc được phân loại theo các mã HS 7210.41.11, 7210.41.12, 7210.41.19, 7210.49.11, 7210.49.14, 7210.49.15, 7210.49.16, 7210.49.17, 7210.49.18....

Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc
Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc
Danh sách mã sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc bị điều tra chống bán phá giá

Trước đó, ngày 19/4, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) tiếp nhận Hồ sơ của các công ty là đại diện cho ngành sản xuất trong nước yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Đến ngày 3/5, Cơ quan điều tra xác nhận Hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại. Theo quy định, trong 45 ngày tính từ ngày xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.

Đánh giá về vấn đề này, SSI Research cho rằng, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá có thể giúp bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất thép mạ kẽm trong nước như Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), Tôn Đông Á (GDA), Hòa Phát (HPG) trước các sản phẩm nhập khẩu.

Tuy nhiên, quá trình điều tra có thể kéo dài 12 - 18 tháng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Như vậy, việc áp thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng sớm nhất vào cuối năm 2025.

Theo dữ liệu từ Cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu thép mạ kẽm năm 2022 khoảng 960.000 tấn vào năm 2022 và khoảng 1.160.000 tấn vào năm 2023, lần lượt bằng 22% và 27% tổng sản lượng tiêu thụ tôn mạ toàn ngành.

Giai đoạn năm 2017 - 2022, Bộ Công Thương đã từng áp dụng mức thuế chống bán phá giá 38,34% đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Mức thuế trên được chấm dứt vào năm 2022 khi Bộ Công Thương đánh giá nền sản xuất trong nước không còn chịu thiệt hại đáng kể và khó có khả năng tái diễn.

>> Cuộc chiến ngành thép

6 doanh nghiệp sắp chia cổ tức bằng tiền, cao nhất 30%

Vốn hóa Sabeco (SAB) 'bốc hơi' hơn 2.800 tỷ đồng sau đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bo-cong-thuong-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-doi-voi-mot-so-san-pham-thep-ma-tu-trung-quoc-va-han-quoc-238727.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc
    POWERED BY ONECMS & INTECH