Điểm đến

Cao tốc 7.600 tỷ đi đầu áp dụng công nghệ chưa có tiền lệ ở Việt Nam, kết nối vùng đất "thiên đường du lịch"

Nhật Linh 28/10/2023 14:01

Cao tốc này được kỳ vọng sẽ là cú hích cho du lịch Khánh Hòa.

Dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm được khởi công tháng 9/2021 với tổng kinh phí hơn 7.600 tỷ đồng. Công trình dài hơn 49 km, trong đó có 8 km qua huyện Diên Khánh, 30,5 km qua huyện Cam Lâm và 10 km qua TP. Cam Ranh.

Cao tốc 7.600 tỷ đi đầu áp dụng công nghệ chưa có tiền lệ ở Việt Nam, kết nối vùng đất

Điểm đầu của cao tốc tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, điểm cuối tại xã Cam Thịnh Tây, TP. Cam Ranh. Dự án có quy mô 4 làn xe rộng 17m. Giai đoạn hoàn chỉnh đường rộng 32m, 6 làn xe, trong đó có 2 làn khẩn cấp. Khi hoàn thành, tuyến kết nối cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây đến Long Thành - TP HCM. Toàn tuyến cao tốc có 25 cầu vượt với chiều rộng 5-12 m, tuỳ độ lớn nhỏ của đường kết nối. Toàn tuyến được bố trí 18 điểm dừng khẩn cấp, cuối tuyến có làn dừng khẩn cấp mỗi bên.

Cam Lâm là một huyện ven biển, nằm giữa TP. Nha Trang và TP. Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa. Vốn sở hữu nhiều tiềm năng du lịch, nay địa phương này thêm cơ hội khởi sắc ngay sau tuần đầu cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đưa vào khai thác.

Theo UBND huyện Cam Lâm, Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm dài gần 50km thì có tới hơn 30km nằm trên địa bàn huyện Cam Lâm. Đây là một trong những tuyến đường quan trọng kết nối hệ thống giao thông Nha Trang, Cam Lâm và TP. Cam Ranh, giúp du khách dễ dàng di chuyển đến các điểm du lịch ở đây thuận lợi hơn.

Ngoài ra, khi cao tốc này kết nối với các dự án thành phần khác, nó sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho ngành du lịch của Cam Lâm. Ngoài ra, cao tốc sẽ góp phần giảm thiểu thời gian di chuyển giữa địa phương khác đến Cam Lâm, giúp khách du lịch có thêm thời gian để tham quan và khám phá các điểm du lịch...

Không chỉ Cam Lâm, nhiều địa phương trên địa bàn Khánh Hòa đón triển vọng phát triển du lịch nhờ hạ tầng giao thông kết nối.

Cao tốc 7.600 tỷ đi đầu áp dụng công nghệ chưa có tiền lệ ở Việt Nam, kết nối vùng đất

Dự án được thông xe ngày 19/5 vừa qua nhưng tới nay chưa triển khai thu phí. Trao đổi với phóng viên TTXVN lãnh đạo Công ty TNHH Đầu tư xây dựng đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (doanh nghiệp dự án) cho biết, đơn bị đang hoàn thiện 4 trạm thu phí gồm trạm đầu tuyến kết nối Quốc lộ 27C (huyện Diên Khánh), trạm Suối Dầu, trạm Cam Lâm và trạm cuối tuyến kết nối Quốc lộ 27B (thành phố Cam Ranh). Nhà điều hành trung tâm đặt tại Suối Dầu.

Cao tốc 7.600 tỷ đi đầu áp dụng công nghệ chưa có tiền lệ ở Việt Nam, kết nối vùng đất

Cũng theo lãnh đạo Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm là tuyến đầu tiên cả nước áp dụng công nghệ thu phí không dừng (ETC) hoàn toàn. Xe không phải dừng khi thu phí giúp tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc và tiết kiệm nhiên liệu, dự kiến đến ngày 30/12/2023 toàn bộ hệ thống ETC trên tuyến sẽ hoàn thành.

Cao tốc 7.600 tỷ đi đầu áp dụng công nghệ chưa có tiền lệ ở Việt Nam, kết nối vùng đất

Giai đoạn khai thác tạm, các phương tiện vẫn sẽ dễ dàng kết nối xuống Cam Lâm, đến các điểm du lịch nổi tiếng như: Bãi Dài, đầm Thủy Triều, hoặc từ Cam Đức đi trải nghiệm các vườn xoài xanh tươi rợp bóng mát của nhiều hộ dân nơi đây.

Trong đó, khu du lịch Bãi Dài là điểm tắm biển, vui chơi mới nổi ở Cam Lâm. Du khách có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi trên biển, bơi lội và thưởng thức các món đặc sản, giá bình dân.

Cao tốc 7.600 tỷ đi đầu áp dụng công nghệ chưa có tiền lệ ở Việt Nam, kết nối vùng đất
Khu du lịch Bãi Dài, huyện Cam Lâm

Đầm Thủy Triều chạy dọc theo phía Đông huyện Cam Lâm, với cảnh đẹp non nước hữu tình, sẽ là điểm đến hết sức thú vị. Tại đây, du khách còn được trải nghiệm làm ngư dân khi trực tiếp xuống đầm bắt thủy sản dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương...

Việc đưa vào khai thác tuyến đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đã cơ bản kết nối tuyến cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh - Khánh Hòa, giúp rút ngắn thời gian di chuyển, giảm tải cho Quốc lộ 1A, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải, giao lưu văn hóa, xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận nói riêng; kích cầu du lịch góp phần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng duyên hải Nam Trung bộ nói riêng và đất nước nói chung.

Cận cảnh bến xe lớn và hiện đại nhất Việt Nam rộng 16ha, kinh phí hơn 4.000 tỷ đồng, “xịn” như ga sân bay

Hầm xuyên núi đá 4.700 tỷ trên cao tốc Bắc - Nam, nối liền hai tỉnh Bắc Trung Bộ

Đường hầm xuyên núi 1.600 tỷ dài nhất cao tốc Bắc Nam được đào thông trong 30 tháng, "vua hầm" Đèo Cả huy động 1.500 người hợp lực

Huy động 40.000 người xây trong 7 năm, Trung Quốc gây "choáng" với cầu đường sắt cao tốc vượt biển 12 tỷ USD, được ví như “Rồng thép”

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cao-toc-7600-ty-di-dau-ap-dung-cong-nghe-chua-co-tien-le-o-viet-nam-ket-noi-vung-dat-thien-duong-du-lich-207762.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cao tốc 7.600 tỷ đi đầu áp dụng công nghệ chưa có tiền lệ ở Việt Nam, kết nối vùng đất "thiên đường du lịch"
POWERED BY ONECMS & INTECH