Vĩ mô

Cất thẻ căn cước trong bọc ni-lông có nguy cơ bị hỏng chip, thậm chí có thể bị xử phạt

Phúc Lam 13/11/2024 - 20:17

Luật Căn cước đã chính thức được Quốc hội Khóa XV thông qua ngày 27/11/2023 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Để bảo quản các loại giấy tờ cá nhân, người dân thường có thói quen cất giữ trong bọc được làm bằng chất liệu ni-lông hoặc đem đi ép dẻo, ép plastic. Tuy nhiên, những hành động này có thể ảnh hưởng đến những thông tin trên thẻ, thậm chí người dân có thể bị xử phạt.

Cụ thể, thói quen cất giữ thẻ căn cước gắn chip trong túi đựng thẻ bằng chất liệu ni-lông của người dân có thể khiến chip trên thẻ căn cước bị hư hỏng, không thể thực hiện quét bằng thiết bị nghiệp vụ hoặc các thiết bị khác.

Bên cạnh đó, nhiều người dân tìm đến dịch vụ ép dẻo, ép plastic thẻ căn cước, Căn cước công dân để đảm bảo độ bền và mới cho loại giấy tờ này. Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Cụ thể, ép dẻo, ép plastic các loại giấy tờ như thẻ căn cước, Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân có thể làm thay đổi kích thước, độ dày, bị làm mở, ảnh hưởng một phần đến nội dung,... khiến những loại giấy tờ này có thể sẽ không còn giá trị.

Thậm chí, người dân có thể bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng về hành vi hủy hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Cất thẻ căn cước trong bọc ni-lông có nguy cơ bị hỏng chip, thậm chí có thể bị xử phạt
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Từ ngày 1/7/2024, Luật Căn cước 2023 chính thức có hiệu lực. Theo đó, chứng minh nhân dân sẽ chính thức bị khai tử từ ngày 1/1/2025, kể cả trường hợp trên thẻ vẫn còn thời hạn.

Trường hợp công dân được cấp căn cước công dân trước ngày 1/7/2024 sẽ vẫn có giá trị sử dụng theo thời gian ghi trên thẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp công dân muốn thực hiện đổi từ căn cước công dân sang thẻ căn cước dù chưa hết hạn, lực lượng chức năng sẽ tiếp nhận hồ sơ để cấp căn cước mới cho công dân.

Khi đó, người dân chỉ cần mang thẻ căn cước cũ đến cơ quan để làm thủ tục đăng ký cấp thẻ căn cước mới.

Khi thực hiện cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, những trường hợp sau sẽ được miễn lệ phí:

Trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em; người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi; người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật

Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

>>Tỉnh Hưng Yên sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương năm 2050: Kinh tế vượt khó, vững vàng tăng trưởng

Đổi từ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước có bắt buộc phải lấy ADN?

Đi làm thẻ căn cước, người dân phải đóng lệ phí bao nhiêu?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cat-the-can-cuoc-trong-boc-ni-long-co-nguy-co-bi-hong-chip-tham-chi-co-the-bi-xu-phat-259925.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cất thẻ căn cước trong bọc ni-lông có nguy cơ bị hỏng chip, thậm chí có thể bị xử phạt
    POWERED BY ONECMS & INTECH