Một thành viên vừa tạm rời khỏi Câu lạc bộ doanh nghiệp vốn hoá trên 100.000 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán năm 2023 chứng kiến nhiều sự sự biến động. Bất ngờ nhất lại là danh sách các doanh nghiệp vốn hóa đạt tỷ đô lại ngày càng kéo dài. Thống kê cho thấy có khoảng 50 doanh nghiệp đã đạt mức vốn hóa tỷ đô.
Ở mức cao hơn, những doanh nghiệp đạt vốn hóa trên trăm nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán trước đó ghi nhận có 13 thành viên. Tuy vậy, biến động mới nhất, danh sách các thành viên doanh nghiệp vốn hóa trăm nghìn tỷ đồng vừa bị rút gọn, một thành viên đã tạm rời nhóm.
Vietcombank duy trì vị trí dẫn đầu, vốn hóa xấp xỉ 500.000 tỷ đồng
Vietcombank (VCB) duy trì vị trí dẫn đầu. Vốn hóa Vietcombank hiện xấp xỉ 500.000 tỷ đồng. là một trong số Big 4 ngân hàng lớn nhất cả nước, vốn điều lệ Vietcombank đạt 47.325 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến vốn hóa Vietcombank tăng mạnh từ đầu năm 2023, từ vùng giá 80.000 đồng/cổ phiếu đã vượt và duy trì vùng giá trên 100.000 đồng/cổ phiếu trong thời gian dài.
Mới đây Vietcombank thông báo ngày 26/7 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 856 triệu cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 và 2020. Tỷ lệ phát hành 1.000:181.
Có 3 doanh nghiệp vốn hóa đạt 10 tỷ USD
Danh sách các doanh nghiệp vốn hóa đạt 100.000 tỷ đồng ghi nhận có 3 doanh nghiệp đạt mức vốn hóa trên 10 tỷ USD là Vietcombank, VinHomes (VHM) và BIDV (BID).
Cổ phiếu VHM (Vinhomes) đang có đà tăng mạnh mẽ, trở lại vùng đỉnh của 6 tháng gần đây trong bối cảnh nhiều cổ phiếu ngành bất động sản trên thị trường đang giảm mạnh. Một trong những động lực thúc giá cổ phiếu VHM tăng mạnh là việc doanh nghiệp đã và đang nhận được nhiều dự án lớn. Đồng thời các dự án hiện hữu cũng đang rất hút khách.
Cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam (BID) cũng đạt mức tăng khoảng 21% từ đầu năm 2023 đến nay, góp phần lớn giúp BIDV giữ vững vị trí TOP 3 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.
Đáng chú ý, hệ sinh thái Vingroup không chỉ có Vinhomes lọt TOP những doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường, mà ông lớn Tập đoàn Vingroup (VIC) cũng giữ vững vị trí thứ 4.
Nếu mở rộng TOP 5 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường, cái tên còn lại là Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas – mã chứng khoán GAS).
Có 5 ngân hàng có vốn hóa trên trăm nghìn tỷ đồng
Nếu chỉ tính riêng các ngân hàng, có đến 5 ngân hàng đạt mức vốn hóa trên trăm nghìn tỷ đồn, trong đó ngoài Vietcombank, BIDv còn có Vietinbank (CTG), có VPBank (VPB) và Techcombank (TCB).
VPBank những năm gần đây bất ngờ vươn lên mạnh mẽ. Tháng 9/2022 ngân hàng phát hành hơn 2,24 tỷ cổ phiếu tỷ lệ 50%, tăng vốn điều lệ gấp rưỡi lên 67.434 tỷ đồng - trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất toàn ngành, vượt xa cả Vietcombank. Không những vậy VPBank còn trở thành doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất trên sàn.
Những cái tên còn lại trong các doanh nghiệp vốn hóa trăm nghìn tỷ, đều là những doanh nghiệp giữ vững và duy trì vị trí. Techcombank (TCB), masan (MSN), Tổng công ty cảng hàng không (ACV), Vinamilk (VNM) và Hòa Phát (HPG).
Một doanh nghiệp vừa tạm rời nhóm
Bất ngờ nhất đầu năm đến nay là cổ phiếu SAB của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Dù SAB vẫn là một trong những cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán, duy trì giao dịch ở mức 3 chữ số. Hiện SAB giao dịch quanh mức 154.400 đồng/cổ phiếu, giảm 6% kể từ đầu năm 2023 đến nay. Với mức giảm này, vốn hóa thị trường của Sabeco đang quanh mức 98.600 tỷ đồng – đã rơi khỏi danh sách doanh nghiệp đạt mức vốn hóa trên trăm nghìn tỷ đồng.
Một trong những nguyên nhân chính kéo cổ phiếu SAB giảm mạnh có thể đến từ kết quả kinh doanh. Quý 1/2023 doanh thu Sabeco đạt 6.214 tỷ đồng, giảm 14,9% so với cùng kỳ. lợi nhuận sau thuế giảm đến 18,8% còn 1.004 tỷ đồng.
Bạn có biết: Có bao nhiêu doanh nghiệp trên sàn chứng khoán vốn hóa đạt tỷ đô?
Khối ngoại bán ròng hơn 1.400 tỷ đồng, tâm điểm nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn
Vốn hóa thị trường tiền kỹ thuật số tiến sát mốc kỷ lục 3.200 tỷ USD