‘Cầu say rượu’ dài gần 300m nằm sát bờ biển, được mô tả là ‘con đường dẫn đến hư không’

02-02-2024 07:00|Nhật Linh

Cây cầu thu hút du khách nhờ vẻ đẹp lãng mạn đến nao lòng với địa thế nằm ngay sát bờ biển.

Nằm ở phần trung tây của đường bờ biển Na Uy, cầu Storseisundet là một cây cầu đúc hẫng của Atlanterhavsveien (Đường Đại Tây Dương). Nó được xây dựng theo cách mà từ một góc độ nhất định, khi bạn tiếp cận, nó trông giống như một tấm ván lặn hơn là một cây cầu.

Storseisundet là cây cầu dài nhất trong số 8 cây cầu tạo nên Đường Đại Tây Dương

Storseisundet là cây cầu dài nhất trong số 8 cây cầu tạo nên Đường Đại Tây Dương

Đây là cây cầu dài nhất trong số 8 cây cầu tạo nên Đường Đại Tây Dương. Nó dài 260m với khoảng cách biển tối đa là 23m. Năm 2011, cây cầu được Daily Mail mô tả là "con đường dẫn đến hư không" và là một trong những cây cầu ngoạn mục nhất trên thế giới.

Cây cầu được Daily Mail mô tả là

Cây cầu được Daily Mail mô tả là "con đường dẫn đến hư không"

Cầu được thiết kế với hình dáng ngoằn ngoèo khác thường, được người dân địa phương và du khách đặt với cái tên lạ tai “cầu say rượu”. Cái tên “cầu say rượu” xuất phát từ chính những khúc cua đầy thử thách của cầu.

Ở góc nhìn từ dưới lên, người ta có cảm giác Storseisundet như lao thẳng xuống biển khi chỉ có một đường cong nhô ra, đánh lừa thị giác.

Cầu được thiết kế với hình dáng ngoằn ngoèo khác thường

Cầu được thiết kế với hình dáng ngoằn ngoèo khác thường

Ngoài ra, vào những ngày thời tiết xấu, xe cộ đi qua đây thường xuyên phải chịu những cơn lốc xoáy hay sóng lớn đánh từ hai bên đường. Cung đường đầy thử thách khiến nó được ví như “cây cầu tử thần”.

Con đường trên cầu có những khúc cua nguy hiểm nhưng có tầm nhìn tốt, mang tới cho tài xế cảm giác phiêu lưu, phấn khích và cả sự tự do. Khi thời tiết tốt, đoạn đường dài 260m mang đến phong cảnh ngoạn mục dọc theo bờ biển phía tây của đất nước Scandinavia.

Những ngày biển động khiến đường trơn trượt, sóng đánh cao trở thành “ác mộng” với bất cứ ai lái xe qua đoạn cua

Những ngày biển động khiến đường trơn trượt, sóng đánh cao trở thành “ác mộng” với bất cứ ai lái xe qua đoạn cua

Trên thực tế, với tài xế lái xe trên “cầu say rượu” cần sự tỉnh táo cao độ và kinh nghiệm dày mình. Những ngày biển động khiến đường trơn trượt, sóng đánh cao trở thành “ác mộng” với bất cứ ai lái xe qua đoạn cua. Với tính chất nguy hiểm như vậy, dần dần, Storseisundet trở thành điểm du lịch hơn là một tuyến đường giao thông đúng nghĩa.

Được biết, trong suốt 6 năm xây dựng “cầu say rượu”, đội ngũ công nhân gặp rất nhiều khó khăn vì thời tiết xấu. Họ phải tạm gác công trình tới 12 lần vì bão. Dù nguy hiểm nhưng Storseisundet đưa lượng khách lớn tới đây trong hành trình khám phá các địa danh của cung đường, bao gồm nhà thờ Kvemes Stave, hang Bremsnes, điểm câu cá thư giãn.

Phong cảnh ngoạn mục hai bên và cảm giác trải nghiệm

Phong cảnh ngoạn mục hai bên và cảm giác trải nghiệm "cây cầu say rượu" độc đáo này đã giúp Storseisundet thu hút hàng nghìn du khách

“Cầu say rượu” cũng nổi tiếng với giới truyền thông thế giới. Nhiều hãng du lịch chọn nơi này làm địa điểm quảng bá cho hình ảnh của mình. Phong cảnh ngoạn mục hai bên và cảm giác trải nghiệm "cây cầu say rượu" độc đáo này đã giúp Storseisundet thu hút hàng nghìn du khách lái xe đến tuyến đường bên bờ biển mỗi năm.

>> Cây cầu gỗ lim bạc tỷ, “dát” 7 tấn đồng độc nhất Việt Nam: Diện tích hơn 2.400m2, ghép từ 16.000 thanh gỗ

Cây cầu lớn bằng gang đầu tiên trên hành tinh đã đứng vững suốt 200 năm, dài hơn 30m, nặng gần 400 tấn, bắc qua Di sản thế giới của UNESCO

Cây cầu 'lơ lửng trên mặt nước', tưởng như vô tri nhưng lại có khung cảnh vô cùng bí ẩn

Kỳ lạ cây cầu dẫn nước khổng lồ được xây dựng từ hơn 20.000 khối đá, không cần dùng vữa vẫn tồn tại vững chắc hơn 2.000 năm

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cau-say-ruou-dai-gan-300m-nam-sat-bo-bien-duoc-mo-ta-la-con-duong-dan-den-hu-khong-d115795.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
‘Cầu say rượu’ dài gần 300m nằm sát bờ biển, được mô tả là ‘con đường dẫn đến hư không’
POWERED BY ONECMS & INTECH