Bất động sản

Cầu vượt cửa biển gần 3.500 tỷ đồng dài nhất miền Trung đón ‘tin vui’

Quốc Chiến 08/07/2024 10:29

Sau khi hoàn thành, cây cầu này sẽ là điểm nhấn cảnh quan cho khu vực cửa biển Thuận An nói riêng và tuyến đường ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Theo thông tin từ đại diện nhà thầu, dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã thi công hoàn thành khoảng 70% kế hoạch.

Theo đó, dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm 3 đoạn tuyến và 1 cầu qua cửa biển Thuận An, với tổng chiều dài khoảng 21,8km.

Dự án có tổng mức đầu tư hoàn thiện lên đến 3.496 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương.

Cầu Thuận An chuẩn bị hợp long

Cầu Thuận An chuẩn bị hợp long

Trong giai đoạn 1, dự án tập trung xây dựng đoạn tuyến số 1 dài gần 8km, trong đó bao gồm cầu Thuận An dài 2,36km, được coi là cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung.

Công trình này khi hoàn thành sẽ là điểm nhấn cảnh quan cho khu vực cửa biển Thuận An nói riêng và tuyến đường ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung; tạo điều kiện thúc đẩy hình thành các đô thị ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, dịch vụ của địa phương; cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.

>> Cập nhật tình hình của siêu cảng lớn nhất miền Trung

Dự án cũng sẽ là điểm kết nối tuyến đường ven biển Thừa Thiên Huế dài hơn 127km, nằm trong quy hoạch tổng thể đường ven biển quốc gia, tạo ra hơn 1.500ha quỹ đất lợi thế hai bên để phát triển kinh tế - xã hội vùng biển.

Dự án được khởi công tháng 3/2022, do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư và liên danh CTCP Xây dựng Tân Nam - CTCP Tập đoàn Đạt Phương - Công ty 479 Hòa Bình thi công.

Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào tháng 3/2025 với tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) là 2.400 tỷ đồng.

Hiện nay, tại công trường, các đơn vị đang tập trung thi công trụ chính T27 và T26 nằm trên mặt biển theo phương án đúc hẫng cân bằng đối xứng, đồng thời chuẩn bị thi công hệ thống trụ tháp dây văng.

Đây là hạng mục khó nhất của dự án, bởi môi trường làm việc ở độ cao so với mực nước biển gần 40m, cao hơn cầu bình thường gần 19m. Với khổ thông thuyền lớn và phạm vi mặt bằng hẹp, các kỹ sư phải tập trung bơm chuyền nhiều trạm máy để đổ bê tông trực tiếp trên mặt cầu.

Khoảng cách giữa trụ T27 và T26 khoảng 220m, việc đúc hẫng cân bằng luôn được giám sát kỹ lưỡng để tránh sai sót khi hợp long.

Theo kế hoạch, hai trụ chính T27 và T26 cùng hệ thống trụ tháp dây văng sẽ hoàn thiện vào cuối tháng 7 này để tiếp tục thi công đường dẫn hai đầu cầu. Các nhà thầu đang tăng tốc thi công, phấn đấu hợp long cầu và thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2024.

>> Việt Nam sắp có thêm công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận

Cây cầu hơn 3km, mỗi km được đầu tư 2.000 tỷ đồng để xây dựng: Sẽ là điểm nối giữa 3 huyện và phía Nam TP. HCM

Cây cầu có tuổi đời lớn nhất Việt Nam chuẩn bị được 'lên đời'

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cau-vuot-cua-bien-gan-3500-ty-dong-dai-nhat-mien-trung-don-tin-vui-d127104.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Cầu vượt cửa biển gần 3.500 tỷ đồng dài nhất miền Trung đón ‘tin vui’
POWERED BY ONECMS & INTECH