Chuyên gia Mỹ bi quan về kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia: Lo ngại ảnh hưởng đến ĐBSCL, Thủ đô Phnom Penh

05-05-2024 14:50|Chi Chi

Theo kế hoạch, dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo) sẽ được Campuchia thực hiện vào cuối năm 2024 và hoàn thiện năm 2027.

Dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo) của Campuchia có tổng vốn 1,7 triệu USD. Kênh đào này có chiều dài 180km nối sông Mê Kông với biển của Campuchia phía Tây Nam. Cụ thể, Phù Nam Techo nối liền kênh Takeo (sông Mê Kông) với kênh Prek Ta Ek (sông Bassac, đoạn qua Việt Nam gọi là sông Hậu), kênh Prek Ta Hing (sông Bassac) ở huyện Koh Thom và đổ ra vịnh Thái Lan ở tỉnh Kep.

Theo báo Tin Tức, phía Campuchia cho biết, các đoạn kênh này được thiết kế với kích thước đủ lớn (bề rộng đáy kênh 50m, bề rộng mặt kênh từ 80-120m và chiều sâu mực nước trong kênh 4,7m) để các tàu tải trọng đến 1.000 tấn có thể đi qua. Dự án sẽ xây dựng 3 cống (âu thuyền) nhằm điều tiết dòng chảy, duy trì sự ổn định của mực nước trong kênh giao thông thủy và chống xâm nhập mặn. Dự kiến dự án sẽ được khởi công trong năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027 với tổng lượng hàng hóa lưu thông qua tuyến đường thủy mới này là 7 triệu tấn/năm.

Đường đi dự kiến của kênh Funan Techno. Ảnh: Internet

Đường đi dự kiến của kênh Phù Nam Techno. Ảnh: Internet

Việc hình thành kênh đào Phù Nam Techo tồn tại nhiều quan ngại đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. Các chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng, kênh Phù Nam Techo sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy sông Mê Kông, khiến khu vực ĐBSCL thiếu nước trầm trọng.

>> Không chỉ Sầm Sơn, Thanh Hóa còn có vùng biển tựa 'ngôi sao đang lên' hút 1,6 triệu khách: Điểm nghỉ dưỡng cao cấp của địa phương

Trên trang Geopolitical Monitor (Canada), nhà nghiên cứu cấp cao James Borton tại Viện Chính sách đối ngoại thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế cao cấp Paul H. Nitze (SAIS) - Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, từ lâu người dân vùng ĐBSCL đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các đập thủy điện trên thượng nguồn tác động dòng chảy tự nhiên của sông Cửu Long và hậu quả do biến đổi khí hậu và kênh đào Phù Nam Techo có thể gây tổn hại thêm nữa tình trạng này.

Phối cảnh một đoạn trong dự án kênh đào Phù Nam Techo. Ảnh: Troryorng Media

Phối cảnh một đoạn trong dự án kênh đào Phù Nam Techo. Ảnh: Troryorng Media

Chuyên gia Brian Eyler - Giám đốc chương trình Đông Nam Á của trung tâm Stimson tại Washington (Mỹ) nhận định, kênh đào Phù Nam Techo sẽ cần hơn 80 triệu m3 nước và điều này sẽ làm cạn kiệt mực nước sông Cửu Long. Ngoài ra, kênh đào có thể gây rối loạn tình trạng ngập lũ tự nhiên, gia tăng độ mặn và thay đổi dòng chảy trong nông nghiệp và kinh tế ở ĐBSCL.

Không chỉ ảnh hưởng đến khu vực ĐBSCL, kênh đào này còn có thể ảnh hưởng đến người dân Campuchia. Brian Eyler phân tích, theo thiết kế, kênh đào Funan Techo sẽ chia cắt vùng đồng bằng ngập lũ rộng lớn xuyên biên giới giữa hai tỉnh Kandal và Takeo, đồng thời chạy sâu vào ĐBSCL, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của vùng ngập lũ vốn mang lại lợi ích kinh tế và xã hội cho người dân ở Campuchia và ở Việt Nam. Vùng ngập lũ này kết nối với các vùng sản xuất nông nghiệp trù phú (một số loại gạo ngon nhất của Campuchia được trồng ở đây) và nghề cá, đồng thời tạo môi trường sống cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Khi kênh đào tác động, chia cắt vùng ngập lũ, dòng nước chảy về hạ lưu bị ngăn lại sẽ hình thành khu vực khô ráo ở phía Nam bao gồm một phần các tỉnh An Giang và Kiên Giang, tạo ra khu vực ẩm hơn ở phía Bắc. Khi nước tràn vào kênh đào trong mùa mưa, lũ lụt ở Takeo và thậm chí ở ngoại ô phía Nam Phnom Penh cũng có thể trầm trọng thêm.

ĐBSCL đối diện hạn mặn nhiều năm qua. Ảnh minh họa

ĐBSCL đối diện hạn mặn nhiều năm qua. Ảnh minh họa

Ngày 23/4 vừa qua, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam đã phối hợp với Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông quốc tế tổ chức cuộc họp tham vấn về dự án kênh đào Phù Nam Techo. Các đại biểu tại cuộc họp tham vấn đã nêu các quan ngại về dự án, bao gồm các tác động của dự án đến tài nguyên nước vùng ĐBSCL, đặc biệt trong bối cảnh hạn mặn diễn ra ngày càng thường xuyên và khắc nghiệt hơn.

Việt Nam đề nghị phía Campuchia chia sẻ các thông tin chi tiết về dự án, bao gồm báo cáo khả thi dự án; tiến hành nghiên cứu chung về tác động của dự án; áp dụng hướng dẫn đánh giá tác động xuyên biên giới của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế cho dự án nhằm đạt được sự hiểu biết chung về các tác động xuyên biên giới của dự án và các biện pháp giảm thiểu phù hợp.

>> Đô thị lớn nhất Việt Nam dự chi 13.000 tỷ khơi thông 4 tuyến đường kết nối với cao tốc trọng điểm

Kênh đào lớn nhất Việt Nam được mệnh danh 'Panama': Lưu thông tàu trọng tải 3.000 tấn, rút thời gian đi lại từ 8 tiếng còn 20 phút

Kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia tác động đến sông Mê Kông: Nguy cơ khó lường với ĐBSCL, gây thiệt hại lớn cho Việt Nam?

Việt Nam họp bàn về dự án kênh đào khổng lồ 1,7 tỷ USD nguy cơ làm thay đổi dòng chảy sông Mekong

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/chuyen-gia-my-bi-quan-ve-kenh-dao-17-ty-usd-cua-campuchia-don-chi-mang-den-dbscl-thu-do-phnom-penh-cung-bi-anh-huong-d121874.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chuyên gia Mỹ bi quan về kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia: Lo ngại ảnh hưởng đến ĐBSCL, Thủ đô Phnom Penh
POWERED BY ONECMS & INTECH