Đây là một trong những điều chỉnh trong Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
UBND TP. HCM mới đây đã trình HĐND thành phố về Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Theo đó, về quy hoạch giao thông đối nội, đề xuất 5 tuyến đường trên cao kết nối trung tâm thành phố đi các cửa ngõ, gồm: 3 tuyến Bắc - Nam phía Đông và phía Tây (trong đó có kết nối đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài về trung tâm thành phố và tuyến dọc theo Quốc lộ 13 từ Phạm Văn Đồng đến Vành đai 3); tuyến Đông Tây kết nối qua sân bay Tân Sơn Nhất; tuyến dọc Vành đai 2.
Cụ thể, tuyến đường được kéo dài đường Phạm Hùng về phía Nam để kết nối với nút giao đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và cao tốc TP. HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng. Tuyến đương này kéo dài đường Võ Văn Kiệt về phía Tây kết nối đường Lương Hòa - Bình Chánh (Long An) về đường Vành đai 4 và kết nối Đức Hòa (Long An).
>> Tỉnh đạt top 1 doanh thu du lịch đợt lễ 30/4-1/5 'rục rịch' đón đô thị biển 2.500ha
Đáng chú ý, bổ sung tuyến đường ven sông kết nối từ Củ Chi đến cầu Cần Giờ (quy hoạch mới) với quy mô tối thiểu 4 làn xe, kết hợp làn đường riêng dành cho xe đạp và đường sắt đô thị nhẹ (đoạn từ trung tâm TP. HCM đi Củ Chi).
Về giao thông công cộng, với mục tiêu xây dựng TP. HCM trở thành một trong các đô thị hàng đầu của khu vực, dự kiến đề xuất một mạng lưới đường sắt đô thị (metro) mang tính chất tổng thể, dài hạn cho tầm nhìn đến năm 2060 với tổng chiều dài khoảng 520km (35km/triệu dân).
Mạng lưới metro này gồm 8 tuyến metro xuyên tâm, 2 tuyến Metro vành đai và 1 tuyến đường sắt nhẹ ven sông Sài Gòn; bổ sung 3 depot metro gồm Bình Triệu, Long Trường và An Hạ bên cạnh 7 depot đã được quy hoạch.
Trong thời hạn quy hoạch của đồ án (năm 2040), TP. HCM dự kiến quy hoạch ưu tiên, tập trung hoàn thành mạng lưới metro đồng bộ với tổng chiều dài khoảng 260km (tổng chiều dài đi ngầm của các tuyến trong giai đoạn này khoảng 100km).
Đồng thời, đề xuất bổ sung 3 tuyến xe buýt nhanh (BRT), gồm: tuyến nối Củ Chi; tuyến nối Cần Giờ; tuyến vòng cung Tây Bắc. Đồng thời, đề xuất bỏ 6 tuyến BRT theo quy hoạch trước đây...
Về giao thông đối ngoại, kéo dài trục động lực phía Nam là đường Nguyễn Hữu Thọ kết nối với đường ven biển tại Tiền Giang.
Kết nối đường ven biển từ Gò Công (Tiền Giang) đến cần Giờ và kéo dài đến cao tốc Bến Lức - Long Thành (đoạn qua Đồng Nai) thông qua đường vào cảng Phước An để hỗ trợ cho các cụm cảng biển dự kiến tại Cần Giờ và định hình hành lang kinh tế ven biển mới.
Kết nối với sân bay Long Thành từ Quận 7 qua cầu Phú Mỹ 2. Kết nối với Đồng Nai (ĐT777) đến Quốc lộ 20 để giảm tải cho Quốc lộ 1 và cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
TP. HCM là một trung tâm kinh tế lớn và luôn là đầu tàu, đóng góp tới 22% trong GDP chung của cả nước.
Theo Tổng cục Thống kê, quy mô GRDP TP. HCM tăng hơn 16 lần, từ 919.000 tỷ đồng vào năm 2015 lên 1,49 triệu tỷ đồng vào năm 2020. Riêng năm 2021, GRDP của TP. HCM chiếm gần 23 % GDP cả nước và chiếm khoảng 48,4% GRDP của Vùng kinh tế trong điểm phía Nam.
Từ đầu năm 2023 đến tháng 9, bức tranh kinh tế TP đã “tươi sáng” trở lại, kỳ vọng có thể đạt chỉ tiêu tăng trưởng 7,5-8% cho cả năm 2023 như đã đề ra.
Theo báo cáo của UBND TP. HCM, trong 9 tháng đầu năm 2023, GRDP của TP tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,14%, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 2,57%, khu vực dịch vụ đóng góp lớn nhất vào mức tăng GRDP khi tăng 5,67%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,78%.
Đề xuất dùng một số hòn đảo giữa sông Sài Gòn thành 'điểm tựa' nối TP. HCM với 'đất vàng' Thủ Thiêm
Hàng loạt toà nhà tại TP. HCM bất ngờ bị ‘điểm mặt chỉ tên’ vì lý do an toàn