Chứng khoán

Cổ phiếu bán lẻ/sản xuất 3 tháng cuối năm: Khi dòng tiền tăng tốc

Ông Tạ Việt Dự - Chuyên gia Khối Khách hàng cao cấp, CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) 23/09/2023 - 21:45

Cổ phiếu DGW, FRT, DGC, DCM, HSG,... những điểm đến hàng đầu tại một số nhóm bán lẻ, hóa chất - phân bón, thép đang tăng tốc trong vài tháng trở lại đây. Kỳ vọng lên giá có thể vẫn chưa dừng lại.

Nửa đầu năm 2023, nhóm bán lẻ và sản xuất về đáy chu kỳ kinh doanh trong đó chỉ số tổng mức bán lẻ hay tăng trưởng bán lẻ đều sụt giảm (tạo đáy vào tháng 6 - 7). Cùng với đó, chỉ số PMI cũng không khá khẩm hơn là bao khi luôn dưới mức 50 điểm. Đại đa số doanh nghiệp bán lẻ như MWG, FRT, PNJ,... đều chứng kiến kết quả kinh doanh không mấy tích cực.

Cổ phiếu bán lẻ/sản xuất 3 tháng cuối năm: Khi dòng tiền tăng tốc

Một số nguyên nhân được chỉ ra là:

- Lãi suất tăng cao trong khi tín dụng tăng chậm khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

- Lãi suất cao khiến chi phí tài chính tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp bán lẻ/sản xuất trong việc sử dụng vốn qua đó bào mòn kết quả kinh doanh và giảm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Xung đột Nga - Ukraine, Fed tăng lãi suất, lạm phát toàn cầu làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và định trệ thương mại.

Cổ phiếu bán lẻ/sản xuất 3 tháng cuối năm: Khi dòng tiền tăng tốc

Những đòn bẩy cho các tháng cuối năm:

Chính sách giảm 2% thuế VAT được thực thi đang kích thích tiêu dùng và thúc đẩy hơn nữa các hoạt động sản xuất kinh doanh. CPI vẫn trong tầm kiểm soát và tiềm năng Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh thêm 1 đợt lãi suất nữa vẫn hiện hữu qua đó giúp doanh nghiệp và người dân có thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn rẻ.

Sau 6 - 7 tháng tương đối ảm đạm, các chỉ số thị trường dần ổn định trở lại, đặc biệt PMI lần đầu vượt 50 điểm; tăng trưởng hoạt động bán lẻ ghi nhận mức 7% - cao hơn các tháng trước đó. Mặt khác, cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2023 ghi nhận xuất siêu 20,2 tỷ USD - mức cao so với cùng thời điểm các năm về trước.

Chính phủ đang thúc các hoạt động đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng với mục tiêu tăng trưởng 14 - 15% trong bối cảnh con số thực tế chỉ bằng 1/3 mục tiêu. Kỳ vọng tăng trưởng GDP 6% trong năm 2023 cũng sẽ là động lực đẩy đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động sản xuất/tiêu dùng.

Nhu cầu sản xuất/tiêu dùng luôn gia tăng trong các tháng cuối năm với nhiều sự kiện như Giáng Sinh, Tết Dương/Âm lịch; mức dự phóng chi tiêu có thể đạt 5 - 10 tỷ USD.

Với điều kiện bên ngoài, lượng tồn kho tại Mỹ đang giảm mạnh từ mức 20% tại thời điểm đầu năm. Tồn kho giảm đồng nghĩa với việc cơ hội gia tăng thương mại trên thế giới có thể cải thiện tích cực hơn, nhất là khi Việt Nam và Mỹ vừa nâng cấp quan hệ hợp tác lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Một số cổ phiếu đáng chú ý:

Với những động lực như đã nêu, nhóm doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước có nhiều triển vọng tăng trưởng kết quả kinh doanh so với những tháng đầu năm.

Trên thị trường chứng khoán, sau giai đoạn tạo đáy trung hạn, giá cổ phiếu không ít doanh nghiệp đã bật tăng 30 - 50% trong 4 - 6 tháng trở lại đây cho thấy sự kỳ vọng của dòng tiền trên thị trường.

Cổ phiếu DGW của CTCP Thế giới số đã tăng hơn 2 lần trong 6 tháng trở lại đây, hiện giá neo gần mốc 60.000 đồng/cp; DGC của Hóa chất Đức Giang áp sát mốc 100.000 đồng/cp - cao nhất 14 tháng. Đáng nói, mã đã tăng gấp đôi thị giá chỉ trong 4 tháng trở lại đây. Hay như cổ phiếu FRT - một thành viên nhóm FPT - cũng đang neo ngay sát đỉnh lịch sử 97.3x đồng (giá cũ tháng 4/2022). Chỉ tính riêng 1 tháng gần nhất, mã đã bật tăng hơn 30% giá trị.

Xét về mặt định giá, P/E nhiều cổ phiếu nhóm sản xuất/bán lẻ vẫn còn tương đối rẻ và so với đỉnh giá năm 2021 - 2022 do vậy dư địa tăng giá vẫn còn.

Một số cổ phiếu lưu ý về nhóm sản xuất xuất/khẩu có thể kể đến: Nhóm thủy sản với ANV, IDI, VHC; nhóm dệt may với TNG, TCM; nhóm gỗ với PTB; nhóm thép với HPG, HSG, NKG; nhóm hóa chất - phân bón với DGC, DPM, DCM,...

Cổ phiếu bán lẻ/sản xuất 3 tháng cuối năm: Khi dòng tiền tăng tốc

Trong khi đó với bán lẻ trong nước, các cổ phiếu VNM, DGW, FRT, MWG,... là một số lựa chọn hàng đầu nhờ sự trở lại của một số dòng tiền lớn cũng như có câu chuyện kinh doanh (ra mắt dòng sản phẩm mới của iPhone, nhu cầu tiêu dùng đầu năm học mới hay nhu cầu mua sắp dịp cuối năm).

Xem thêm: 4 đòn bẩy của nhóm chứng khoán cuối năm 2023: Nhiều cổ phiếu sáng cửa vượt đỉnh

Trước thềm sự kiện ra mắt Iphone 15, cổ phiếu bán lẻ thiết bị công nghệ bất ngờ bứt phá

Cổ phiếu bán lẻ MWG, FRT, PET, DGW khởi sắc trước ngày iPhone 15 ra mắt

“Mùa tiêu dùng” cận kề, 2 cổ phiếu bán lẻ vào tầm ngắm chuyên gia

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-ban-lesan-xuat-3-thang-cuoi-nam-khi-dong-tien-tang-toc-202183.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cổ phiếu bán lẻ/sản xuất 3 tháng cuối năm: Khi dòng tiền tăng tốc
POWERED BY ONECMS & INTECH