Vĩ mô

CPI tháng 2 tăng 0,34%

Minh Ngọc 06/03/2025 13:00

Theo thông tin từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), giá thịt lợn tăng do nguồn cung giảm, giá ăn uống ngoài gia đình, giá nhà ở thuê và giá dịch vụ giao thông tăng theo nhu cầu tiêu dùng... là những nguyên nhân chính làm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2025 tăng 0,34% so với tháng trước.

CPI tháng 2 tăng 0,34%- Ảnh 1.

Trong mức tăng 0,34% của CPI tháng 2 so với tháng trước, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng: Giao thông (tăng 0,63% do nhu cầu đi lại của người dân tăng vào dịp đầu năm mới); nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 0,55%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 0,43%); thuốc và dịch vụ y tế (tăng 0,31%); hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 0,18%); văn hóa, giải trí và du lịch (tăng 0,17%); đồ uống và thuốc lá (tăng 0,12%); thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,05%); giáo dục (tăng 0,02%).

Ở chiều ngược lại, 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là bưu chính viễn thông và may mặc, mũ nón, giày dép.

Lạm phát cơ bản tháng 2 tăng 0,3% so với tháng trước. Bình quân 2 tháng đầu năm 2025, lạm phát cơ bản tăng 2,97% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,27%).

>> CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

CPI tháng 11 tăng nhẹ: Tín hiệu tích cực trước Tết Nguyên đán

Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/cpi-thang-2-tang-034-10225030610283208.htm
Bài liên quan
  • Lạm phát ổn định, CPI tháng 10 tăng 2,89%: Dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 của Việt Nam tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu một bước tiến ổn định trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát. Với sự gia tăng đều đặn trong suốt năm, mức CPI hiện tại thể hiện sức bền của kinh tế Việt Nam trước biến động toàn cầu.
  • Kiểm soát áp lực lạm phát từ Tết Nguyên đán, quyết giữ CPI không vượt quá 4%
    Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh quyết tâm giữ CPI năm 2024 không vượt quá 4%, tập trung vào công tác điều hành giá cả và ổn định kinh tế vĩ mô trước nhu cầu tiêu thụ tăng đột biến dịp Tết Nguyên đán.
  • Lạm phát chạm đáy 13 tháng: CPI trong quý cuối năm 2024 sẽ ra sao?
    Theo báo cáo mới nhất từ MBS Research, lạm phát tại Việt Nam đã chạm mức thấp nhất trong vòng 13 tháng qua, trong bối cảnh nhiều yếu tố kinh tế trong và ngoài nước có tác động đáng kể. Câu hỏi được đặt ra là: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ diễn biến ra sao trong quý cuối năm 2024?
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    CPI tháng 2 tăng 0,34%
    POWERED BY ONECMS & INTECH