'Đại gia' dệt may lừng lẫy một thời cắt giảm gần 4.000 lao động, chuyển hướng kinh doanh bất động sản

15-03-2024 11:00|Ngọc Trà

Doanh nghiệp dệt may này đang đầu tư vào bất động sản với một dự án nhà ở và bán tài sản không sử dụng.

Ngày 13/3/2024, CTCP Garmex Sài Gòn (mã GMC) gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) công bố tình hình kinh doanh của công ty năm 2023.

Theo đó, Garmex Sài Gòn cho biết, năm 2023, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, thiếu đơn hàng để hoạt động, đơn hàng nhỏ, năng suất thấp, giá gia công cạnh tranh dẫn đến doanh thu không bù đắp chi phí. Công ty đã phải tổ chức lại bộ máy, tiếp tục cắt giảm lao động, tạm ngưng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại.

Theo báo cáo tài chính quý IV/2023, số lượng nhân viên của Garmex Sài Gòn vào cuối năm chỉ còn 35 người, tức cắt giảm 1.947 lao động so với hồi đầu năm. Đợt cắt giảm này còn nặng nề hơn cả năm 2022, khi đó, GMC bớt 1.828 việc làm. Như vậy, đã có khoảng 3.775 người bị mất việc ở Garmex Sài Gòn trong hai năm qua.

garmex công bố thông tin kinh doanh bđs

Garmex công bố thông tin tình hình hình kinh doanh

Garmex Sài Gòn đang thực hiện tiết kiệm chi phí tối đa và đa dạng hóa ngành nghề để tránh rủi ro. Trước mắt, doanh nghiệp sẽ đầu tư vào bất động sản với một dự án nhà ở. GMC cũng bán tài sản không sử dụng.

Từ tháng 5/2023 đến nay, công ty tạm ngưng sản xuất do chưa nhận được đơn hàng. GMC chỉ giữ lại nhân sự kho của các nhà máy và một số nhân viên nghiệp vụ để kiểm kê hàng hoá chuẩn bị thanh lý.

Tháng 9-10/2023, công ty đã bán thanh lý một số máy móc thiết bị hư hỏng theo hình thức chào giá cạnh tranh. Đến tháng 12, Công ty tiếp tục đấu giá thêm xe ô tô, xe tải, máy thêu, máy giặt, máy sấy công nghiệp nhưng chỉ đấu giá thành công lô máy giặt, máy sấy công nghiệp.

>> Vùng đất ‘địa linh, nhân kiệt’ của Thủ đô công bố danh sách thu hồi 5 điểm đất đắc địa

Ngày 26/2 vừa qua,Garmex Sài Gòn cũng đã lấy ý kiến cổ đông để thông qua kế hoạch chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đất thuê) và toàn bộ tài sản gắn với đất tại các nhà xưởng.

Garmex cũng thông tin, đang thử sức với lĩnh vực mới. Sau khi được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM chấp thuận bổ sung ngành nghề kinh doanh mới, công ty đã tham gia hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hàng hóa và chỉ còn ghi nhận doanh thu từ hoạt động này.

Bên cạnh đó, GMC đẩy mạnh tham gia mảng bất động sản khi góp thêm hơn 4,3 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Phú Mỹ - công ty liên kết của GMC, đồng thời là chủ đầu tư của dự án nhà ở thương mại Phú Mỹ. Tổng số vốn mà công ty đã góp vào công ty liên kết này tính đến thời điểm hiện tại hơn 23,9 tỷ đồng.

Garmex Sài Gòn tiền thân là Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại may Sài Gòn, được thành lập vào năm 1976 với khởi đầu là một doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2004, GMC được cổ phần hóa và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM với mã chứng khoán GMC từ năm 2006. Năm 2019, doanh nghiệp chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn như hiện nay.

>> Cập nhật tiến độ siêu sân bay Long Thành: Một hạng mục quan trọng bất ngờ vượt tiến độ

Tỉnh có vị trí trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long 'dọn tổ' dự án nhà máy xử lý chất rắn hơn 500 tỷ đồng

Chủ thương hiệu mì Hảo Hảo ‘rót’ 200 triệu USD xây dựng nhà máy thứ 12 tại Việt Nam

Tỉnh có quy mô kinh tế cao nhất khu vực miền Trung sắp đón thêm nhà máy giày hơn 65.000m2

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dai-gia-det-may-lung-lay-mot-thoi-cat-giam-gan-4000-lao-dong-chuyen-huong-kinh-doanh-bat-dong-san-d118100.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
'Đại gia' dệt may lừng lẫy một thời cắt giảm gần 4.000 lao động, chuyển hướng kinh doanh bất động sản
POWERED BY ONECMS & INTECH