Dân đầu cơ bất động sản đồng loạt xả hàng, cắt lỗ trước áp lực trả nợ ngân hàng

14-07-2022 19:23|Như Quỳnh

Gần đây trên thị trường bất động sản, nhiều “điểm nóng” thời gian qua có biểu hiện giao dịch chậm lại; một số địa phương xuất hiện tình trạng bỏ cọc, cắt lỗ, nhà đầu tư tháo chạy vì không còn tiền để trả ngân hàng trong khi giá bất động sản chững lại.

Giá đất đang dần “hạ nhiệt”

Thị trường bất động sản từ cuối năm 2021 đến nay có nhiều biến động. Tại nhiều địa phương, giá đất liên tục nhảy múa, nhiều nơi tăng giá mạnh, thậm chí xảy ra tình trạng sốt đất ảo, tăng gấp 2, gấp 3 chỉ trong thời gian ngắn.

Nhiều nhà đầu cơ, lướt sóng dễ dàng kiếm tiền tỷ nếu đầu cơ đúng chỗ và biết thời điểm mua bán nhưng cũng có không ít người tìm hiểu không kỹ, chạy theo cơn sốt ảo và đầu tư vào khu vực nóng sốt đến lúc thoái hàng, rút vốn không kịp khi thị trường "trở mặt" giảm nhiệt mạnh mẽ.

Hiện nay có không ít những nhà đầu tư trót cọc hàng trăm triệu đồng phải bỏ cọc hoặc những người mua đất ở "đỉnh sóng" bị "kẹp hàng" đang tìm các bán tháo, cắt lỗ nhưng vẫn rất khó chốt được giao dịch.

Đặc biệt, những biến động về giá cả và mức độ quan tâm vào bất động sản, cùng với việc giá vật liệu xây dựng đầu vào tăng không ngừng đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà thầu xây dựng. Những điều này góp phần đẩy giá nhà, đất lên cao, nhưng thanh khoản lại ngược lại.

Thị trường bất động sản ở nhiều nơi từng "sốt nóng" đang chững lại, nhu cầu quan tâm tới bất động sản giảm và giao dịch trầm lắng.

Do đó, thị trường đã có hiện tượng một số nhà đầu tư không chuyên và dùng đòn bẩy tài chính rao bán "cắt lỗ" một số bất động sản nhỏ, không có lợi thế về hạ tầng.

Nhà đầu tư ồ ạt cắt lỗ

Nhiều chuyên gia đánh giá việc “siết” cơ chế chính sách, tín dụng và ảnh hưởng một phần của dịch bệnh đã khiến thị trường bất động sản rơi vào giai đoạn khó khăn. Do vậy, một số nhà đầu tư không trường vốn hoặc dùng đòn bẩy tài chính sẽ buộc phải nhả hàng ra, ôm hàng lâu sẽ dễ mất giá, sốt ruột muốn bán để giữ an toàn dòng vốn.

Hơn nữa, giá bất động sản thời gian qua đã bị đẩy lên quá cao ở nhiều địa phương và khi trải qua nhiều cơn sốt đất liên tục khiến nhà đầu tư phải thận trọng hơn trong việc ra quyết định rót vốn. Tất cả động thái này đã phần nào có tác động, thị trường bất động sản tại nhiều địa phương bắt đầu hạ nhiệt và dần ổn định trở lại.

Điều đáng nói, nhiều nhà đầu tư đã không ngần ngại sử dụng đòn bẩy tài chính để kiếm lợi theo độ nóng của thị trường. Đến khi cơn sốt đất qua đi họ buộc phải bán tháo, thoát hàng nhanh chóng giữa vòng xoáy giảm nhiệt của thị trường nhà đất. Bên cạnh đó, các ngân hàng siết chặt hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản, thuế áp giá cao theo thị trường.

Một nhà đầu tư ở Hà Nội cho biết, trước khi quyết định xuống tiền mua đất, người mua nên so sánh, phân tích và nghiên cứu mặt bằng giá với các khu vực tương tự hoặc giá các năm trước bởi lẽ, nếu mức tăng của khu đất ấy là 50%, 100% thậm chí hơn trong vòng một thời gian ngắn thì có thể đó là giá ảo, không đúng với giá trị thực của khu đất ấy.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cảnh báo, hiện tại có hiện tượng các đầu nậu, cò đất, hay các doanh nghiệp bất lương lợi dụng thông tin từ các cuộc họp về quy hoạch đất đai để trục lợi, loan tin “vịt” làm thị trường nóng lên, giá đất tăng, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

 “HoREA đã cảnh báo nhưng nhiều người vẫn liều, nhắm mắt mua đất giá cao rồi không bán được. Trước đây, đã có nhiều doanh nghiệp làm “đầu nậu”, thổi giá đất bị xử lý, người mua chịu thiệt hại. Vì thế, những người có ý định Mua đất lúc này phải tỉnh táo, phải tìm hiểu kỹ, đừng để tiền mất tật mang”, ông Châu nhấn mạnh.

Đồng USD lên đỉnh 13 tháng

Cổ đông ngoại muốn bán 8-9% vốn Techcombank, ước tính thu về hơn 14.000 tỷ đồng

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dan-dau-co-bat-dong-san-dong-loat-xa-hang-cat-lo-truoc-ap-luc-tra-no-ngan-hang-140242.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Dân đầu cơ bất động sản đồng loạt xả hàng, cắt lỗ trước áp lực trả nợ ngân hàng
    POWERED BY ONECMS & INTECH