Hạ tầng - Chính sách

Đến năm 2050, Việt Nam dự chi hơn 300 tỷ USD phát triển lĩnh vực đường sắt

Quốc Chiến 05/09/2024 10:09

Theo tính toán, riêng lĩnh vực đường sắt, tổng mức đầu tư đến năm 2030 ước tính khoảng 151,2 tỷ USD bao gồm cả đường sắt đô thị và đến năm 2050 sẽ vào khoảng 312 tỷ USD.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải vào cuối tháng 8, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.

Cụ thể, cả nước hiện có hơn 24.300km quốc lộ, 2.000km đường bộ cao tốc, 6.800km đường thủy nội địa, 2.640km đường sắt quốc gia, 298 bến cảng, 22 cảng hàng không cùng nhiều công trình quan trọng và quy mô lớn được đầu tư.

Mặc dù vậy, hạ tầng giao thông vẫn chưa cân đối giữa các lĩnh vực, với sự tập trung chủ yếu vào đường bộ, tiếp đến là hàng hải, hàng không và đường thủy nội địa.

Hệ thống đường sắt dù có nhiều ưu điểm nhưng chưa được ưu tiên đầu tư đúng mức dẫn đến tình trạng lạc hậu. Đặc biệt, các dự án đường sắt đô thị triển khai chậm, chưa giải quyết được vấn đề ùn tắc và ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn. Bên cạnh đó, tiềm năng của đường thủy nội địa tại các khu vực có lợi thế vẫn chưa được khai thác đầy đủ.

Đến năm 2050, Việt Nam sẽ chi hơn 300 tỷ USD đối với lĩnh vực đường sắt

Đến năm 2050, Việt Nam sẽ chi hơn 300 tỷ USD đối với lĩnh vực đường sắt

Nhận thức được ưu thế của đường sắt trong vận chuyển khối lượng lớn, nhanh, an toàn và chi phí hợp lý, Bộ Giao thông vận tải đã xác định đây là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong thời gian tới. Bộ sẽ tập trung vào xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM nhằm giảm ùn tắc giao thông, đồng thời kết nối với tuyến đường sắt tốc độ cao để hình thành mạng lưới vận chuyển hành khách thuận tiện trên cả nước.

>> Vì sao khách sạn, resort hạng sang sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới?

Bên cạnh đó, việc đầu tư các tuyến đường sắt mới, điện khí hóa để kết nối cảng biển quan trọng và cảng hàng không, cùng với cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, cũng là những trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng.

Theo tính toán, riêng lĩnh vực đường sắt, tổng mức đầu tư đến năm 2030 ước tính khoảng 151,2 tỷ USD bao gồm cả đường sắt đô thị và đến năm 2050 sẽ vào khoảng 312 tỷ USD.

Để triển khai các dự án hạ tầng giao thông nêu trên, Vụ Kế hoạch đầu tư đã đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm nhằm huy động nguồn lực đầu tư, từ việc cải thiện cơ chế chính sách đến khai thác hiệu quả các nguồn vốn.

Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan; cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng môi trường đầu tư; xây dựng cơ chế tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc đầu tư; và ưu tiên phân bổ vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án giao thông không có khả năng thu hồi vốn hoặc khó thu hút vốn từ các thành phần kinh tế.

Bộ cũng đẩy mạnh huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế với nhiều ưu đãi đầu tư; thu hút và sử dụng hiệu quả vốn vay ODA và các nguồn vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ quốc tế để đầu tư các công trình lớn. Đồng thời, Bộ sẽ khai thác tối đa nguồn lực từ tài sản kết cấu hạ tầng và xây dựng cơ chế huy động vốn phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực giao thông, đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế.

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cũng sẽ công bố danh mục các dự án phát triển hạ tầng giao thông để kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP và đầu tư nước ngoài giai đoạn đến năm 2030 và sau năm 2030.

>> Tuyến cao tốc gần 12.000 tỷ đồng với 4 làn xe: 'Vượt núi, băng rừng' để cán đích trước ngày 30/4/2025

Dự án hơn 2.000 tỷ đồng cải tạo tuyến đường sắt đẹp nhất thế giới ở tỉnh hẹp nhất Việt Nam có chuyển động mới

Tập đoàn Trung Quốc ngỏ ý muốn làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/den-nam-2050-viet-nam-du-chi-hon-300-ty-usd-phat-trien-linh-vuc-duong-sat-d132156.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Đến năm 2050, Việt Nam dự chi hơn 300 tỷ USD phát triển lĩnh vực đường sắt
POWERED BY ONECMS & INTECH