Di tích gần 1.000 năm tuổi được xem là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, từng đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước trong thời kỳ phong kiến

29-05-2024 10:33|Hoàng Giang

Nơi đây đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt và đang nắm giữ những “bảo vật” được UNESCO công nhận.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những nền tảng của giáo dục Việt Nam thời phong kiến.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những nền tảng của giáo dục Việt Nam thời phong kiến (Ảnh: EFEO)

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những nền tảng của giáo dục Việt Nam thời phong kiến (Ảnh: EFEO)

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông để thờ các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo Nho, đồng thời làm nơi học tập cho Thái tử Lý Càn Đức (sau này là vua Lý Nhân Tông).

Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông thành lập trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu. Ban đầu, trường chỉ dành cho con vua và con các quan lại cao cấp, nên được gọi là Quốc Tử.

Khuê Văn Các VÀO năm 1912 (Ảnh: EFEO)

Khuê Văn Các vào năm 1912 (Ảnh: EFEO)

Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc và hiện nay nằm ở khu vực trung tâm nội thành Hà Nội. Bốn mặt đều giáp phố: cổng chính nằm trên phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp phố Nguyễn Thái Học, phía Tây giáp phố Tôn Đức Thắng và phía Đông giáp phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này có diện tích 54.331m2, bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhìn từ trên cao (Ảnh: Gody)

Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhìn từ trên cao (Ảnh: Gody)

Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Học viện, mở rộng để tiếp nhận cả con cái của các gia đình thường dân có học lực xuất sắc. Chức năng giáo dục của trường ngày càng nổi bật so với chức năng tế lễ.

Năm 1484, vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng bia tiến sĩ để ghi danh những người đỗ đại khoa ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Ảnh: Vietnam+)

Năm 1484, vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng bia tiến sĩ để ghi danh những người đỗ đại khoa ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Ảnh: Vietnam+)

Dưới triều vua Trần Minh Tông, Chu Văn An giữ chức Quốc Tử Giám Tư nghiệp (tương đương hiệu trưởng) và là thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Sau khi ông qua đời vào năm 1370, vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ ông tại Văn Miếu, cạnh Khổng Tử.

Năm 1484, vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng bia tiến sĩ để ghi danh những người đỗ đại khoa ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Với hơn 948 năm lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã sản sinh ra nhiều nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử và văn hóa Việt Nam (Ảnh: Báo Đại đoàn kết)

Với hơn 948 năm lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã sản sinh ra nhiều nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử và văn hóa Việt Nam (Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết)

Với hơn 948 năm lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã sản sinh ra nhiều nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử và văn hóa Việt Nam. Có thể kể đến như: vua Lý Nhân Tông, vua Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác...

Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay

Quốc Tử Giám được xem là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam và hiện nay là một quần thể di tích nổi tiếng tại Hà Nội.

Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Nội Tự) và vườn Giám. Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành biểu tượng văn hóa và tinh thần hiếu học của người Hà Nội. 82 tấm bia tiến sĩ tại đây được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và được ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu vào năm 2010.

82 tấm bia tiến sĩ tại đây được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và được ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu vào năm 2010 (Ảnh: BINHDANG)

82 tấm bia tiến sĩ tại đây được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và được ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu vào năm 2010 (Ảnh: BINHDANG)

Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 12-5-2012. Đến tháng 1/2015, 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

(Ảnh: Vntrip)

(Ảnh: Vntrip)

Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước (Ảnh: Báo An Giang)

Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước (Ảnh: Báo An Giang)

Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước. Nơi đây cũng là địa điểm tổ chức lễ khen thưởng cho học sinh xuất sắc và hội thơ hàng năm vào rằm tháng Giêng. Hàng năm, các sĩ tử thường đến đây để cầu may mắn trước mỗi kỳ thi.

(Ảnh: Hoang Anh)

(Ảnh: Hoang Anh)

Giới trẻ Việt cũng lựa chọn Văn Miếu - Quốc Tử Giám làm địa điểm để chụp những bộ ảnh áo dài hay ảnh kỷ yếu cuối cấp (Ảnh: Cộng Studio)

Giới trẻ Việt cũng lựa chọn Văn Miếu - Quốc Tử Giám làm địa điểm để chụp những bộ ảnh áo dài hay ảnh kỷ yếu cuối cấp (Ảnh: Cộng Studio)

Giới trẻ Việt cũng lựa chọn Văn Miếu - Quốc Tử Giám làm địa điểm để chụp những bộ ảnh áo dài hay ảnh kỷ yếu cuối cấp.

Giá vé tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bán với giá 70.000 đồng đối với người lớn và 35.000 đồng đối với học sinh, sinh viên từ 16 tuổi trở lên (có thẻ học sinh/sinh viên); trẻ em dưới 16 tuổi, người khuyết tật nặng, người tuổi từ 60 trở lên được miễn phí vé vào cổng.

Bên cạnh đó, chương trình trải nghiệm tham quan Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào ban đêm đã mở cửa phục vụ du khách từ cuối năm ngoái. Khung thời gian trải nghiệm từ 19h-22h với giá vé 199.000 đồng/người lớn, trẻ cao từ 1m-1,2m là 99.000 đồng và miễn phí cho trẻ dưới 1m.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám 6
Hình ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào ban đêm (Ảnh: Tour đêm Văn Miếu - Van Mieu Night Tour)

Hình ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào ban đêm (Ảnh: Tour đêm Văn Miếu - Van Mieu Night Tour)

Tour đêm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ, khác biệt so với việc tham quan ban ngày. Toàn bộ không gian di tích được thay đổi bởi hệ thống ánh sáng và công nghệ 3D Mapping, tạo nên một diện mạo mới đầy lung linh, huyền ảo và giàu cảm xúc.

Tham khảo:

- Trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam: Đào tạo nhiều nhân tài, nổi bật là Lý Nhân Tông - Báo Dân Việt

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Wikipedia

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Từ di sản thành điểm du lịch cấp thành phố - Báo Hà Nội Mới

>> Ngôi trường THPT 116 tuổi từng là nơi đại tướng Võ Nguyên Giáp theo học: Được Thủ tướng nâng lên vị thế trọng điểm quốc gia, đào tạo học sinh giỏi cho Hà Nội và cả đất nước

Ngôi nhà đặc biệt giữa lòng Thủ đô được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, là nơi đặt chân đầu tiên của Bác Hồ khi trở về từ Việt Bắc

Khám phá ngôi trường trăm tuổi có 4 mặt tiền giữa trung tâm Sài Gòn: Từng là trường trung học lớn nhất cả nước, đào tạo nhiều nguyên thủ quốc gia và sao Việt đình đám

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/di-tich-gan-1000-nam-tuoi-duoc-xem-la-truong-dai-hoc-dau-tien-cua-viet-nam-tung-dao-tao-hang-nghin-nhan-tai-cho-dat-nuoc-trong-thoi-ky-phong-kien-d123821.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Di tích gần 1.000 năm tuổi được xem là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, từng đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước trong thời kỳ phong kiến
POWERED BY ONECMS & INTECH