Quốc tế

Đức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới

Việt Dũng 14/02/2024 - 12:13

Báo cáo mới nhất về tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản cho thấy nước này đã đánh mất vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào tay Đức trong năm 2023.

Hãng tin Bloomberg ngày 13/2 cho biết, số liệu tăng trưởng kinh tế mới nhất của Nhật Bản gần như chắc chắn cho kết quả rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia châu Á thấp hơn Đức trong năm 2023 (tính theo đồng USD).

Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, nền kinh tế Nhật Bản đã giảm từ mức 6.300 tỷ USD vào năm 2012 xuống khoảng 4.200 tỷ USD vào năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu tới từ việc đồng Yên trượt giá từ mức dưới 80 Yên đổi 1 USD xuống còn khoảng 141 Yên vào năm ngoái.

Tuy vậy, hãng tin Bloomberg cho rằng việc Đức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ ba thế giới sẽ không mang tính bền vững, bởi Ấn Độ được dự báo sẽ vượt quả cả hai nước này trong vài năm tới.

hghni4j7e5myvl6ex5663rnaee.jpg
Nhật Bản đánh mất vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong năm 2023. Ảnh: Reuters

Cá Đức và Nhật Bản đều đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và phụ thuộc lớn vào ngành công nghiệp ô tô. Tại Nhật Bản, tình trạng thiếu hụt nguồn lao động đã bắt đầu từ năm 2010, và được dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu tỷ lệ sinh không được cải thiện.

Trong khi đó, Ấn Độ đã trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm 2023 và dự kiến sẽ giữ đà tăng trưởng trong nhiều thập kỷ tới. Với hơn 2/3 dân số trong độ tuổi lao động, Ấn Độ được kỳ vọng sẽ sản xuất được nhiều hàng hóa và thúc đẩy đổi mới công nghệ trong khu vực, nhất là khi nhiều quốc gia châu Á đang vật lộn với tình trạng dân số già.

Thủ tướng Narendra Modi cũng đã công bố nhiều chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất trong nước và hướng tới việc đưa Ấn Độ thành trung tâm xuất khẩu toàn cầu. Thông qua việc Apple và Samsung tăng cường sản xuất tại Ấn Độ, New Delhi kỳ vọng rằng mức đóng góp của ngành này vào GDP cả nước sẽ tăng lên 25% vào năm 2025.

>> ‘Buồn’ của nền kinh tế số 3 thế giới: Thiếu lao động trầm trọng nhưng người dân vẫn trầy trật tìm việc

Doanh nghiệp châu Âu phàn nàn về 'rào cản' thủ tục hành chính

Người dân hạn chế chi tiêu, việc làm tại nhà máy sụt giảm: Chuyện gì đã xảy ra tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?

Bài liên quan
  • Giá vàng mất 3,24% giá trị trong một tuần
    Giới đầu tư sẽ theo dõi sát để định hình kỳ vọng lãi suất – yếu tố có thể tác động lớn tới diễn biến giá vàng trong ngắn hạn.
    2 giờ trước| Thị trường
  • Phó Thủ tướng: Nhiều địa phương coi 30/6 là ngày lịch sử, mở đầu cho tỉnh mới
    Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết công tác chuẩn bị để ngày 30/6 ra mắt chính quyền địa phương mới đã xong và nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân.
    3 giờ trước| Vĩ mô
  • Một tuần thành công chưa từng có của ông Trump, rủi ro lớn đang chờ
    Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ghi dấu một tuần đầy ấn tượng với các thành công ngoại giao và thương mại, từ thỏa thuận ngừng bắn Israel-Iran, chi phí quốc phòng NATO, đến khung thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
    3 giờ trước| Thế giới
  • Đặc khu Vân Đồn, Cô Tô có gì đặc biệt?
    Tỉnh Quảng Ninh vừa chính thức thiết lập hai đơn vị hành chính đặc thù: Đặc khu Vân Đồn và đặc khu Cô Tô. Đây không chỉ là bước đi chiến lược trong sắp xếp tổ chức hành chính mà còn mở ra kỳ vọng về những cực tăng trưởng mới tại vùng biển Đông Bắc. Vậy hai đặc khu mới này có gì đáng chú ý?
    4 giờ trước| Bất động sản
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Đức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH