FED vẫn “đau đầu” vì lạm phát, giá vàng tuần tới còn giảm tiếp?

29-05-2023 00:31|NGỌC ANH

Lạm phát của Mỹ vẫn ở mức cao, thậm chí còn tăng, khiến FED khó ngừng tăng lãi suất. Điều này có thể sẽ còn tác động tiêu cực đến giá vàng tuần tới.

chu-tich-fed.jpg
Lạm phát tiếp tục tăng, FED khó ngừng tăng lãi suất

Trong tuần này, giá vàng quốc tế vẫn tiếp tục sụt giảm từ mức 1.982 USD/oz xuống tới 1.936 USD/oz và đóng cửa ở mức 1.946 USD/oz.

Tại thị trường vàng Việt Nam, giá vàng miếng SJC theo niêm yết của DOJI cũng giảm từ mức 67,2 triệu đồng/lượng xuống tới 66,9 triệu đồng/lượng.

Sở dĩ giá vàng tiếp tục sụt giảm do số lượng hàng hóa lâu bền, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE)- thước đo lạm phát ưa thích của FED, đều vượt quá kỳ vọng. Trong đó, PCE tháng 4 đã tăng lên mức 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự kiến và kỳ trước (4,6%).

Như vậy, lạm phát vẫn cố thủ trong nền kinh tế Mỹ, và việc tăng lãi suất liên tục của FED trong thời gian qua chưa có tác dụng nhiều trong việc làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Ngược lại, chi tiêu của người tiêu dùng tăng 0,8% trong tháng 4 trong khi thu nhập cá nhân chỉ tăng 0,4%. Điều này củng cố giả định rằng lãi suất của FED có thể sẽ vẫn tăng trong một thời gian dài hơn.

Ngay sau khi báo cáo PCE được công bố, khả năng tăng lãi suất của FED trong tháng 6 tới theo công cụ Fedwatch của CME đã nhanh chóng tăng lên 70,5%. Chỉ một tuần trước, công cụ FedWatch của CME đã dự đoán rằng chỉ có 17,4% xác suất FED sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp FOMC tiếp theo vào giữa tháng 6. Thậm chí, cách đây một tuần trước, người ta dự đoán xác suất 82,6% rằng FED sẽ tạm dừng tăng lãi suất lần đầu tiên sau 15 tháng.

Thực tế trên khác xa với những tuyên bố gần đây của Chủ tịch FED Powell rằng lãi suất cuối kỳ của FED đã tăng lên đến mức mà tác động của nó đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp đủ cao để thu hẹp tăng trưởng kinh tế, giảm áp lực lạm phát.

Dù chính sách tăng lãi suất của FED có độ trễ nhất định, nhưng có thể nói đến thời điểm này việc FED tập trung vào việc giảm lạm phát xuống mức mục tiêu 2% khó có thể đạt được.

Ông Colin, Chuyên gia phân tích ngoại hối độc lập, cũng cho rằng một khi FED chưa đưa được lạm phát về gần hơn với mức mục tiêu 2%, thì cơ quan này có thể sẽ chưa dừng tăng lãi suất. Do đó, việc FED tăng lãi suất  trong tháng 6 vẫn có thể xảy ra, và điều này đương nhiên sẽ tác động tiêu cực đến giá vàng trong ngắn hạn.

gia-vang-tuan-toi.png
Giá vàng tuần tới có thể vẫn chịu sức ép điều chỉnh bởi khả năng FED tiếp tục tăng lãi suất.

Tuy nhiên, cuộc tranh luận kịch tính về trần nợ của Mỹ vẫn đang là điều mà các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ vì bất kỳ sự hạ cấp nào đối với xếp hạng nhiệm của Mỹ sẽ kích hoạt làn sóng đầu tư vào tài sản trú ẩn an toàn như vàng. Trong khi đó, các cuộc đàm phán để nâng mức trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD của chính phủ Mỹ trước ngày 1/6/2023 đã gặp một số trở ngại vào cuối tuần này. Đây là trợ lực hiếm hoi của giá vàng tuần tới.

“Khả năng FED còn tăng lãi suất, USD vẫn chiếm ưu thế so với các đồng tiền chủ chốt, thì giá vàng tuần tới vẫn sẽ còn điều chỉnh, tích luỹ trong suốt quý 2/2023”, ông Colin nhận định và cho biết thêm, mức hỗ trợ quan trọng của giá vàng tuần tới là 1.934 USD/oz (MA100). Nếu không trụ vững trên mức này thì giá vàng tuần tới có thể sẽ giảm xuống vùng 1.900- 1.915 USD/oz và không ngoại trừ khả năng là mức 1.896 USD/oz. Trong khi đó, mức kháng cự mạnh tại 1.992 USD/oz, kế tiếp là 2.018 USD/oz.

Trong tuần tới, Mỹ sẽ công bố báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP). Theo dự kiến, NFP đạt 189.000 việc làm. Nếu NFP đạt thấp hơn mức dự kiến thì giá vàng tuần tới sẽ phục hồi. Ngược lại, giá vàng tuần tới tiếp tục giảm.

Giá vàng hôm nay 26/5: Chạm mức thấp nhất trong 2 tháng

Giá vàng hôm nay 24/5: Bật tăng sau cú lao dốc

Giá vàng hôm nay 23/5: Vàng trong nước giảm 200.000 đồng/lượng

Theo diendandoanhnghiep.vn
https://diendandoanhnghiep.vn/fed-van-dau-dau-vi-lam-phat-gia-vang-tuan-toi-con-giam-tiep-244702.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
FED vẫn “đau đầu” vì lạm phát, giá vàng tuần tới còn giảm tiếp?
POWERED BY ONECMS & INTECH